Nhiều người sợ hãi khi nhắc đến bệnh ung thư mà không biết rằng tiểu đường cũng là căn bệnh có tỷ lệ mắc rất cao trên thế giới. Đây cũng là 1 trong những nguyên nhân gây t.ử v.ong lớn nhất.
Số liệu ở đất nước tỷ dân Trung Quốc sẽ khiến bạn có cái nhìn khác về bệnh tiểu đường: Tại Trung Quốc, có đến gần 114 triệu người đang mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, tỷ lệ người hiểu biết về tiểu đường rất thấp. Có đến 46,5% trong số đó không hề biết mình mắc bệnh.
Tiểu đường là căn bệnh mãn tính, chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Đến khi đường huyết mất kiểm soát, nhiều cơ quan trên cơ thể sẽ bị tổn thương như thận, mạch máu, mắt...
Vì bệnh tiểu đường đem lại nhiều biến chứng nguy hiểm nên việc phòng tránh rất cần thiết. Hãy quan sát các dấu hiệu đặc biệt của cơ thể để kịp thời phòng tránh bệnh.
1 ngứa, 2 tê, 3 nhiều là dấu hiệu đường huyết tăng vượt trội
1 ngứa: Ngứa da
Nếu đường huyết của cơ thể ở trạng thái cao trong thời gian dài sẽ làm cho quá trình trao đổi chất bị ảnh hưởng. Lúc này lượng đường dư thừa và chất độc sẽ tồn đọng trong cơ thể. Cơ thể dễ bị thiếu nước, da sẽ bị khô và ngứa.
2 tê là: Tê tay, tê chân
Khi đường trong mạch máu tăng cao sẽ ảnh hưởng đến thần kinh ngoại biên, người bệnh sẽ bị tê tay chân. Ngoài ra, khi đường huyết tăng cao, máu sẽ bị nhớt, chân tay là bộ phận lưu thông máu xa nhất, nên có thể không được cung cấp đầy đủ máu, dễ sinh ra cảm giác tê bì.
3 nhiều là:
- Ăn nhiều
Sau khi mắc bệnh tiểu đường, chức năng của tuyến tụy bị tổn thương và tăng cường kháng insulin, lúc này glucose không thể chuyển hóa thành năng lượng, cơ thể thiếu năng lượng sẽ xảy ra hiện tượng đói liên tục.
- Uống nhiều nước
Khi lượng đường huyết cao, cơ thể bạn sẽ tự động tách phần nước có trong các tế bào rồi bơm trực tiếp vào máu để pha loãng lượng đường bị dư thừa. Các tế bào lúc này thiếu nước sẽ kích thích não gây nên cảm giác khát nước không ngừng nghỉ.
- Đi tiểu nhiều
Uống nhiều nước hơn đương nhiên sẽ tạo ra nhiều nước tiểu hơn. Hơn nữa, do lượng đường trong máu quá cao, glucose trong nước tiểu sẽ tăng lên, từ đó kích thích cảm giác buồn tiểu.
Một số biện pháp sau có thể giúp ổn định lượng đường trong máu
Tiêu thụ sữa
Kết hợp các sản phẩm sữa trong chế độ ăn uống là điều vô cùng cần thiết đối với những người bị tiểu đường. Một số người không dung nạp lactose và sữa là liệu pháp thay thế hoàn hảo. Hơn nữa, các protein và chất béo hiện diện trong các sản phẩm sữa giúp cải thiện lượng đường trong máu.
Cân nhắc khi ăn bánh mì
Bệnh nhân tiểu đường cần tránh tiêu thụ các sản phẩm chứa nhiều tinh bột, đặc biệt là bánh mì, vì đây nguồn phong phú đường dễ làm tăng mức độ đường trong máu. Ngũ cốc nguyên hạt là lựa chọn rất tốt cho người bị tiểu đường vì đây là nhóm thực phẩm chứa đủ lượng chất xơ, protein cùng với carbohydrate phức tạp giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Bổ sung magiê
Magiê là khoáng chất được biết đến với tác dụng giúp ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh tiểu đường tuýp 2. Nguồn cung cấp magiê gồm rau bina, cá, các loại hạt, bơ và các loại rau xanh khác. Nhiều nghiên cứu phát hiện phụ nữ thừa cân có thể giảm nguy cơ bệnh tiểu đường bằng cách thực hiện chế độ ăn uống với các loại thực phẩm dồi dào khoáng chất này.
Hạn chế rượu
Nếu muốn kiểm soát lượng đường trong máu, cần cắt giảm lượng rượu tiêu thụ. Một ly rượu vang vào bữa ăn tối tốt cho sức khỏe bởi rượu vang được chứng minh giúp giảm nguy cơ bệnh tiểu đường, nhưng uống quá nhiều sẽ gây tác dụng ngược lại.
Cắt giảm chất béo trans
Để kiểm soát mức độ đường trong máu, cần hạn chế tiêu thụ chất béo bão hòa. Chất béo có hại này có mặt trong khoai tây chiên và đồ ăn vặt.
Tăng cường tập luyện
Việc kết hợp các bài tập thể chất trong ngày với chế độ ăn uống lành mạnh là bước đi đơn giản nhằm giúp lượng đường trong máu ở mức ổn định. Một nghiên cứu cho thấy đi bộ khoảng 2 km/ngày có thể làm giảm nguy cơ tử vong vì bệnh tiểu đường cũng như các rủi ro liên quan đến sức khỏe tim mạch.