Nhà chồng mình sát ngay bên nhà một thầy thuốc Đông y. Hai vợ chồng nhà bác ấy già rồi nhưng không con cháu vì các con đều lấy chồng, lấy vợ xa nhà. Thành ra khi mình về đó làm dâu, thỉnh thoảng mang biếu vài món ăn bác gái nhà bên ấy cũng quý mình, xem mình như con cái trong nhà.
Khi mình bầu, bác cũng hay đem qua vài món bổ cho ăn, khi thì la hán quả, lúc là canh lê đường phèn... Bác ấy bảo lúc con gái bác mang bầu cũng nhờ ăn mấy món bác chỉ cho mà sau này con sinh ra phổi khỏe mạnh, ít khi nào thấy ho hen, đờm nhớt. Bác ấy bảo mấy món ăn này, rất tốt cho thai nhi và mẹ bầu nên mình cũng chẳng phải e dè gì. Giờ thì mình vẫn đang bầu, còn 2 tháng nữa sinh. Tính tới lúc này chưa từng bị ho, cảm hay mệt mỏi quá sức. Tất nhiên, những lúc con hành thì cũng đành phải chịu. Mẹ nào muốn tìm hiểu các món ăn mát phổi, bổ phế để dưỡng phổi cho em nó từ trong bụng mẹ thì tham khảo thử các cách này coi nha:
La hán quả nấu mứt hồng
Nguyên liệu: La hán quả, mứt hồng, đường phèn.
Cách lama2: Bỏ la hán quả, mứt hồng vào nồi rồi chêm vào thêm khoảng 2 chén rưỡi nước. Sau đó hãm một lúc cho nước sắc xuống còn chừng 1 chén rưỡi là được. Xong xuôi, thêm đường phèn vào cho vừa ăn. Với món này, mẹ có thể uống nước và ăn luôn quả. Khi nào thấy có dấu hiệu nóng nhiệt, ho đờm, mẹ bầu có thể dùng cách này để trị cũng rất hay.
Món canh lê, đường phèn
Nguyên liệu: 1 quả lê lớn, 2 cục đường phèn.
Cách làm: Rửa sạch lê, gọt vỏ, khoét bỏ lõi rồi cho đường phen vào trong lõi quả lê, đặt vào bát sành và chưng cách thủy. Sau khoảng 45 phút, đường phèn tan thì tắt bếp, lấy lê ra ăn cả nước, cả cái. Nếu khi ho cảm trong lúc bầu bì, mỗi ngày ăn món này 2-3 lần trong ngày sẽ có tác dụng thanh nhiệt, trừ đàm, giảm ho.
Hạt sen nấu đường phèn
Nguyên liệu: 500g hạt sen tươi, nếu lấy khô thì 300g ; 200g đường phèn
Cách nấu: Tuy cách nấu món này giống chè hạt sen đường phèn nhưng mẹ cũng nhớ làm đúng cách nha. Trước tiên, lấy bỏ tâm của hạt sen ra rồi rửa thật sạch. Sau khi làm sạch hạt sen các bạn cho vào nồi, đổ nước ngập luộc lửa vừa vừa đến khi chín mềm thì tắt bếp. Sau đó Đây hòa lượng đường phèn đã mua với nước, bắc lên bếp đun vừa lửa cho tan đường rồi để một lúc cho nồi nước lắng cặn xuống dưới. Tiếp tục đổ phần nước trong của đường phèn sang một chiếc nồi khác, rồi cho hạt sen đã luộc mềm lúc trước vào cùng và nấu lên với lửa liu riu cho đường thấm vào hạt sen mà không nát.
Củ từ nấu nước cơm và đường phèn
Củ từ có thể làm vô hiệu hóa các chất độc trong thực phẩm. Nó còn có chỉ số glycemic thấp nên ăn khoai từ ngừa tăng lượng đường trong máu. Củ khoai từ cũng giàu khoáng chất như chất đồng, can xi, chất sắt, kali, mangan, phốt pho, kali... bảo vệ sức khỏe của tim thông qua việc kiểm soát huyết áp và ngừa tăng huyết áp và nhờ chất sắt mà tăng cường sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi.
Nguyên liệu: Khoai từ, nước cơm, đường phèn.
Cách làm: Khoai từ lột vỏ, cắt miếng vuông bàn cờ, sau đó cho vào nước cơm nấu chín mềm rồi thêm đường phèn vào cho vừa miệng. Ăn món này vào buổi sáng giúp mẹ làm mát phổi, bổ phế. Nếu ho đờm sẽ giảm ho, tiêu đờm hiệu quả.
Đậu đen nấu nước dừa
Nguyên liệu: Trái dừa tươi ; Đậu đen hơn nắm tay.
Cách làm: Đậu đen ngâm trước để cho nhanh mềm. Dừa chặt mặt dừa (nhớ giữ lại mặt dừa để làm nắp đậy). Bỏ đậu đen vào trái dừa (nên đổ nước dừa vào cái ca, xong bỏ đậu đen vào trái dừa rồi đổ nước dừa lại cho đỡ bị tràn), lấy mặt dừa đậy lại. Bỏ trái dừa vào hấp cách thủy 4 tiếng, bật lửa riu riu cho đỡ hao ga. Sau đó lấy muỗng inox nạo cả cái dừa + đậu + nước dừa ăn hết.
Nước dừa pha với mật ong
Đây là một loại đồ uống có tác dụng có thể chữa trị đến 7 chứng rối loạn, trong đó có: ngừa rối loạn tiêu hóa, chống nhiễm trùng, giải độc thận, mát phổi, tăng cường hệ miễn dịch, giảm cholesterol, ổn định huyết áp... Và tất cả những điều đó sẽ rất có lợi cho mẹ bầu.
Cách làm: Chỉ cần thêm một thìa mật ong vào một ly nước dừa, khuấy đều để tạo thành hỗn hợp, uống vào mỗi buổi sáng, trước bữa ăn, mẹ sẽ thấy điều kì diệu xảy ra.
Sinh tố cà rốt
Trong cà rốt có nhiều vitamin A, có tác dụng chống oxy hóa mạnh. Cà rốt ăn tốt nhất khi còn tươi, không qua nấu chín. Do đó mẹ có thể uống 1-2 cốc sinh tố cà rốt trong tuần để tăng tác dụng phòng chống bệnh, ngừa các bệnh về p hổi cho bé yêu.
Cháo gạo lứt, rau chân vịt (bó xôi), rau cần
Nguyên liệu: Gạo lứt 80g, rau chân vịt 250g, rau cần tây 250g.
Cách làm: Rau chân vịt, rau cần rửa sạch, cắt khúc, gạo vo sạch. Nấu gạo thành cháo, bỏ hai thứ rau trên vào nấu sôi thêm 10 phút là được.
Món canh thịt lợn, cần tây, nấm hương
Nguyên liệu: Thịt lợn, cần tây, nấm hương, gừng, tỏi, hành, dầu mè, muối.
Cách làm: Thịt lợn rửa sạch, cắt miếng. Các nguyên liệu khác sơ chế sạch. Phi thơm hành gừng, tỏi rồi bỏ thịt lợn vào xào sơ. Sau đó cho tất cả vào nấu thành canh với lửa nhỏ chừng 35 phút là được. Mỗi ngày ăn 1 lần.
Canh bí đao, nấm hương
Nguyên liệu: Bí đao (hoặc bí xanh) 300 g, nấm hương 10 g, gừng tươi, hành lá, dầu ăn, muối, bột ngọt, đường, bột đao, nước dùng (rau, củ, quả).
Nguyên liệu: Bí đao gọt bỏ vỏ, bỏ ruột, cắt miếng dày chừng 3-4 cm.
Cách làm: Nấm hương ngâm nước cho mềm, bỏ cuống, cắt 4; gừng rửa sạch, xắt sợi; hành lá rửa sạch, cắt khúc ngắn. Cho chảo dầu lên bếp, khi dầu sôi cho thêm gừng tươi, nấm hương vào xào thơm. Cho nước dùng vào nấu sôi, nêm muối, đường rồi cho bí xanh vào. Đun sôi lửa nhỏ đến khi bí chín nhừ, nêm bột ngọt, múc ra tô, rắc hành lên trên.
Canh rong biển, thịt heo
Nguyên liệu: Rong biển 50 g, thịt heo nạc 100 g, giò sống 100 g, cà rốt 1 củ nhỏ, táo tàu 10 trái, nấm hương 50 g, hành củ, muối, tiêu, bột ngọt, dầu mè.
Cách làm: Nấm đông cô ngâm nước, rửa sạch, cắt bỏ cuống, cắt làm 4; Táo tàu ngâm nước, rửa sạch, bỏ hột. Cà rốt, gọt vỏ, rửa sạch, cắt lát mỏng, tỉa hoa. Rong biển ngâm nước, rửa sạch, cắt nhỏ, để ráo.
Thịt heo bằm nhuyễn, trộn chung giò sống, rong biển, tiêu, muối, bột ngọt, dầu mè, củ hành băm. Vo hỗn hợp thành từng viên. Bắc nồi nóng, phi hành thơm rồi xào sơ cà rốt, sau đó chế nước dùng vào, nấu sôi thì bỏ nấm và táo tàu. Ðợi nước sôi thì cho từng viên hỗn hợp vào nồi. Nấu chín lại là được. Múc ra tô, rắc hành, ngò, tiêu, dùng ăn nóng.