Giờ nhắc đến cô vít chắc nhiều người sẽ có tâm lý: không sao đâu, coi như bệnh bình thường ý mà. Nhưng mình cũng xin nhắc lại để mọi người nhớ rằng cô vít đúng là có thể tự điều trị hỏi ở rất nhiều người nhưng chính nó cũng khiến rất nhiều đã ra đi rồi, thực tế chúng ta đều rõ mồn một chứ không còn nghi ngờ gì nữa.
Những ngày gần đây khi cô vít quay trở lại, số ca nặng đã tăng lên nhiều so với thời gian trước đó và có nhiều ca phải thở oxy chứ không phải là cứ qua loa là xong đâu nhé mọi người. Với sức khỏe thì tốt nhất là không nên chủ quan dù đó chỉ là một tỷ lệ rất nhỏ.
Hôm nay, mình lên báo ZingNews có đọc được bài viết phân tích về các triệu chứng khi nhiễm biến thể cô vít mới XBB.1.16 (hay còn được gọi là Arcturus) nên chia sẻ lại ở đây cho mọi người cùng biết nhé.
Biến thể phụ này đang được WHO theo dõi khi phát hiện ở hơn 20 quốc gia, bao gồm cả Mỹ và đang góp phần làm gia tăng số ca mắc gần đây ở Ấn Độ. Một nghiên cứu từ Đại học Tokyo cho thấy biến thể này lây lan nhanh hơn khoảng 1,17-1,27 lần so với các chủng XBB.1 và XBB.1.5 trước đó.
Cần nhanh chóng cách ly nếu phát hiện mình mắc cô vít, ảnh: CAD
Biến thể Arcturus, hay XBB.1.16, là biến thể phụ của Omicron. Theo WHO, Arcturus lần đầu tiên được phát hiện vào cuối năm 2021 và tới nay đã ghi nhận ở 29 quốc gia. Nó là biến thể phụ của biến thể Omicron, và thay thế delta trở thành biến thể thống trị trên toàn thế giới.
Vậy các triệu chứng khi nhiễm biến thể XBB.1.16 là gì
Các triệu chứng thường gặp ở trẻ em khi nhiễm XBB.1.16
Trẻ cũng có các triệu chứng phổ biến đã được cảnh báo như: Viêm đau họng, chảy nước mũi, tắc mũi, trẻ còn có thể bị viêm kết mạc (hay đau mắt đỏ) nếu nhiễm chủng mới này.
Tiến sĩ Gurmeet Singh Chabbra lý giải: "Các triệu chứng của biến thể XBB.1.16 được báo cáo ở trẻ em là sốt cao, ho, ngứa viêm kết mạc hoặc đau mắt đỏ không có mủ. Cổ họng bị trầy xước dẫn đến khó nuốt, chảy nước mũi, nghẹt mũi",
Các triệu chứng thường gặp ở người lớn khi nhiễm XBB.1.16
Tiến sĩ Gurmeet Singh Chabbra, Giám đốc Khoa Phổi, Bệnh viện Marengo Châu Á cho biết: “Hiện không còn nhiều triệu chứng mất vị giác và khứu giác như đã thấy với biến thể Delta ”.
Tiến sĩ Rohit Kumar Garg, khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Amrita (Ấn Độ) cho biết."Các triệu chứng của XBB.1.16 ở người lớn không khác nhiều so với các biến thể trước đó. Một số triệu chứng phổ biến bao gồm sốt, đau họng, chảy nước mũi, ho, đau cơ, mệt mỏi, tiêu chảy. Những người bị cô vít nặng sẽ cảm thấy các biểu hiện như khó thở, thiếu oxy bão hòa, suy hô hấp ".
Các triệu chứng có thể có đôi chút không giống nhau ở mỗi người, ảnh: ZN
Các triệu chứng thường gặp ở người cao tuổi hoặc người mắc bệnh mạn tính khi nhiễm XBB.1.16
Đây là nhóm đối tượng có nguy cơ tăng nặng cao nên cần theo dõi cẩn thận sức khỏe và nghe theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
Tiến sĩ Chabbra nói: "Các triệu chứng ở người cao tuổi giống ở người lớn bình thường. Tuy nhiên, người cao tuổi dễ mắc bệnh nặng hơn do quá trình suy giảm miễn dịch".
Người cao tuổi, đặc biệt những người trên 85 tuổi, có nhiều khả năng bị mê sảng, suy nhược.
Ông cũng giải thích rằng: "Các tình trạng rủi ro như nhóm tuổi cao, tình trạng suy giảm miễn dịch ( do các vấn đề như ung thư, HIV, steroid...), mắc các bệnh như tiểu đường, tim mạch, bệnh hô hấp...có nguy cơ làm nghiêm trọng hơn khi một người mắc cô vít"
Làm sao để phòng tránh biến thể phụ XBB.1.16
Cũng giống như các biến thể khác, Tiến sĩ Chabbra khuyên mọi người nên đeo khẩu trang 3 lớp, vệ sinh tay thường xuyên và tuân theo các biện pháp giãn cách xã hội. Theo chuyên gia này, việc tiêm vaccine có thể ngăn ngừa bệnh trở nặng hơn ở những người vốn có bệnh nền.
Nếu khi một người nhận thấy các triệu chứng xuất hiện, hãy nhanh chóng tự cách ly ngay lập tức và liên hệ với bác sĩ để được tư vấn thêm. Muốn bệnh khỏi nhanh và tránh nguy cơ trở nặng cần nghỉ ngơi đầy đủ, rèn luyện thể chất vừa đủ, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, ăn thêm thật nhiều trái cây để bổ sung dinh dưỡng và tăng sức đề kháng cho cơ thể chống lại vi rút.
Các chuyên gia cho biết thêm, khi nhiễm cô vít, các triệu chứng giống như một đợt bị cảm cúm sẽ có biểu hiện trong thời gian ngắn (dưới một tuần), đỉnh điểm là cường độ kéo dài trong 1-2 ngày đầu sau đó sẽ thuyên giảm dần.
Để giảm bớt các triệu chứng này gây ảnh hưởng tới sức khỏe, các chuyên gia y tế khuyên mọi người bệnh có thể sử dụng thêm thuốc hạ sốt paracetamol (khi sốt trên 38,5 độ), tránh dùng kháng sinh khi không được kê đơn. Ngoài ra, những bệnh nhân đang mắc bệnh đi kèm hoặc cảm thấy tình trạng sức khỏe của mình yếu đi phải chủ động tìm kiếm sự trợ giúp của bác sĩ, không nên chủ quan với sức khỏe của chính bản thân mình.