Lâu nay mình vẫn có thói quen để điện thoại ở đầu giường khi ngủ vì tiện. Xem điện thoại xong thì bỏ lên đó rồi sạc, sáng hôm sau dậy quơ tay cái là lấy được luôn. Mình vẫn biết là điều này không tốt nhưng toàn kệ. Cho tới khi mình thấy mắt ngày càng kém, chất lượng giấc ngủ suy giảm rõ rệt. Mình khó vào giấc, hay trằn trọc hơn.
Sau đó, mình tìm hiểu thông tin thì biết nguyên nhân có thể xuất phát từ thói quen xấu này. Vậy là mình cố gắng từ bỏ. Khi đã bỏ được rồi thì mình dễ ngủ hơn hẳn mà còn ngủ sâu giấc chứ không chập chờn đâu các mẹ.
Mình thấy báo chí có đưa tin về tác hại của việc để điện thoại ở đầu giường khi ngủ. Đây là những gì mà GS. Mark Gurarie (Trường Khoa học Y tế và Sức khỏe của Đại học George Washington, Mỹ) nhận định đó các mẹ. Cụ thể thì mình chia sẻ lại ở bên dưới nha.
Nhiều người có thói quen dùng điện thoại trước khi ngủ rồi đặt ngay bên cạnh đầu giường. Ảnh minh họa, nguồn: Etoday
Gây nguy hiểm cho sức khỏe do bức xạ
Bình thường, điện thoại phát ra tín hiệu truyền ở tần số khoảng 900 MHz. Vì thế, nếu bạn để điện thoại ở gần đầu trong thời gian dài có thể gây đau đầu, đau cơ và nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Giảm chất lượng giấc ngủ
Các chuyên gia sức khỏe nói rằng: Có nhiều lý do khiến bạn cần phải cân nhắc về thói quen đặt điện thoại ở đầu giường khi ngủ. Bởi, việc này khiến chu kỳ giấc ngủ tự nhiên bị gián đoạn. Những tia sáng của màn hình điện thoại có thể khiến bạn khó vào giấc.
Bên cạnh đó, ánh sáng xanh phát ra từ màn hình điện thoại còn có thể gây ức chế quá trình sản xuất hormone melattonin. Đây là hormone khiến chúng ra buồn ngủ. Ánh sáng xanh từ điện thoại có thể ngăn chặn quá trình này. Điều đó khiến bạn khó ngủ hơn vì không còn buồn ngủ như bình thường.
Một nghiên cứu được công bố vào năm 2018 cũng chứng minh: Việc sử dụng điện thoại trong 1 - 2 giờ trước khi ngủ sẽ tác động tiêu cực đến quá trình ngủ tự nhiên của cơ thể, nhất là với trẻ em.
Cảm thấy mệt mỏi vào sáng hôm sau
Việc tắt hết thiết bị điện rồi dùng điện thoại, sau đó mới đi ngủ sẽ khiến bạn thấy mệt mỏi vào sáng hôm sau. Vì vậy, dù bạn có chìm vào giấc ngủ sâu thế nào thì sáng hôm sau dậy cũng vô cùng mệt mỏi. Lý do là vì, sự xuất hiện của điện thoại khiến đồng hồ sinh học bị rối loạn nên không tiết được hormone. Lúc này, não bộ bị rối loạn và gây ra tình trạng mệt mỏi, khó tập trung vào sáng hôm sau.
Để điện thoại ở đầu giường khi ngủ gây ra nhiều hệ lụy. Ảnh minh họa, nguồn: Etoday
Hại mắt
Một tác hại có thể trông thấy đó là gặp các vấn đề về mắt. Bạn sẽ dễ bị khô mắt, suy giảm thị lực và nhieeuf vấn đề khác. Việc tiếp xúc với ánh sáng xanh của điện thoại khiến võng mạc dễ bị tổn thương hơn.
Bẩn vì nhiều vi khuẩn hơn nhà vệ sinh
Các chuyên gia ví rằng, việc ngủ bên cạnh chiếc điện thoại còn bẩn hơn ngủ bên cạnh toilet. Bởi, bạn dùng điện thoại và mang nó đi muôn nơi khiến đủ loại vi khuẩn bám vào.
Mắc hội chứng Nomophobia
Đây là hội chứng mà bạn sẽ cảm thấy sợ hãi, bồn chồn khi thiếu vắng chiếc điện thoại di động. Để hạn chế gặp chứng bệnh này, bạn nên tắt điện thoại ít nhất 1 lần/ngày và đặt điện thoại cách bản thân 4 - 5m trước khi đi ngủ.
Dễ gây hỏa hoạn
Đây là điều đã được cảnh báo rất nhiều vì có không ít vụ điện thoại phát nổ gây bỏng. Nếu bạn để điện thoại ở gần gối thì có thể sinh nhiệt và gây ra lửa, nhất là khi đang sạc. Lúc này, lửa sẽ bốc chát lên gối và khiến bạn bị bỏng, thậm chí còn có nguy cơ 'về rời'.
Vậy nên để điện thoại ở đâu khi ngủ?
Theo Sở Y tế California, Mỹ thì bạn nên để điện thoại di động cách một sải tay. Nếu không cần sử dụng, bạn hãy để nó ở chế độ máy bay, tắt wifi để tránh bức xạ.
GS. Wiseman (ĐH Hertfordshire) khuyến cáo: Bạn nên để những vật dụng này cách xa nơi ngủ và không nên dùng chúng trong vòng 2 giờ trước khi ngủ.
Đây là những thông tin mà mình thấy báo chí đã đăng tải, ai cũng nên biết để bảo vệ sức khỏe chính mình.