Cô νít ‘qᴜау tгở Ӏạі’, пһіềᴜ са tһở оxу: сảпһ Ьáо 1 tгіệᴜ сһứпɡ мớі кһôпɡ аі пɡờ кһі мắс псоν

Mấy hôm nay lại bắt đầu thấy đài báo nói nhiều về dịch cô vít rồi mọi người ạ. Vậy là sau thời gian im ắng tưởng như đã qua, cô vít lại đang ‘quay trở lại’.

Ở nhiều công ty, trường học đã có những động thái ứng phó để phòng chống rồi, ví dụ như ở lớp con mình thấy cô nhắc các bạn mang bình nước uống riêng chứ không dùng bình chung nữa, công ty chồng mình thì đã cho mọi người làm việc ở nhà từ tuần trước.

Đáng nói là dù có vẻ đã rất quen thuộc, nhưng lần này vẫn thấy nhiều người phải thở oxy vì con vi rút này chứ không phải đùa.

Cụ thể, ngày 16/4, cả nước có 716 ca mắc, giảm 50 ca so với ngày hôm qua nhưng số bệnh nhân nặng tăng từ 10 lên 38 ca. Chính xác hơn là số ca thở oxy tăng lên 38 ca. Trong đó, 36 ca thở oxy qua mặt nạ, 2 ca thở oxy liều cao. 

Như vậy, trong 7 ngày qua là tuần có số ca mắc cao nhất từ đầu năm 2023 đến nay, cả nước có 3.325 ca mắc mới, trung bình 475 ca/ngày. Trong khi các tuần trước chỉ khoảng vài ca mỗi ngày.

Một thông tin rất đáng chú ý là văn phòng Y tế Jakarta cho biết, đau mắt đỏ là một trong những triệu chứng mới của người nhiễm biến chủng XBB.1.16 của Cô vít. Đây là biến chủng khiến các ca cô vít ở khu vực châu Á tăng đột biến.

hình ảnh

Một số bé bị đau mắc khi nhiễm cô vít, ảnh: VNE

Chuyên gia Ngabila Salama, trưởng phòng Giám sát và Tiêm chủng nói đây là biểu hiện của tình trạng viêm kết mạc. Các triệu chứng đau mắt đỏ thường kéo theo chảy nước mắt, ho và tức ngực.

Bên cạnh sốt cao, ớn lạnh và ho, nhiều em bé sơ sinh bị viêm kết mạc (không có mủ), ngứa và dính ở mắt khi nhiễm cô vít. Tiến sĩ Vipin M Vashishtha, thành viên Mạng lưới An toàn Vaccine của Tổ chức Y tế Thế giới cũng xác nhận đây là triệu chứng xuất hiện nhiều ở trẻ sơ sinh.

Theo các tác giả tại Viện Mắt Truhlsen Y học Nebraska, vi rút được tìm thấy trong nước mắt của bệnh nhân. Trong nghiên cứu được công bố vào tháng 4/2020, một số bệnh nhân chỉ gặp triệu chứng viêm kết mạc, không có bất cứ biểu hiện nào khác.

Trong những đợt bùng phát dịch bệnh đầu tiên, triệu chứng này cũng từng xuất hiện nhưng chưa phổ biến. Hiện nay, số bệnh nhân được xác nhận có biểu hiện này tăng cao. Do đó, đây được coi là biểu hiện mới của người nhiễm cô vít (do biến chủng XBB.1.16 gây ra).

Theo các chuyên gia, đột biến nhỏ trong vi rút cũng có thể tạo nên những thay đổi trong các triệu chứng. Biểu hiện ở từng bệnh nhân cũng khác nhau tùy thuộc vào tình trạng tiêm chủng của người đó.

hình ảnh

Không nên chủ quan với cô vít, ảnh: VNE

Tiến sĩ Steven Yeh, bác sĩ nhãn khoa của Nebraska Medicine, giải thích: “Thông thường, các triệu chứng về mắt có liên quan đến các triệu chứng toàn thân khi một người mắc cô vít. Chúng là đặc điểm điển hình của nhóm bệnh hô hấp quen thuộc, gồm sốt, ho và mệt mỏi”.

Trước đó cũng đã có sự thay đổi đáng kể về các triệu chứng người mắc cô vít qua từng giai đoạn tiến triển của dịch bệnh này:

Ở giai đọa đầu những dấu hiệu “kinh điển” cho thấy một người đã mắc cô vít là mất khứu giác và vị giác, sốt cao và khó thở . Tuy nhiên, sau khi biến chủng Omicron xuất hiện, các biểu hiện này đã ít nhiều thay đổi.

Các triệu chứng được ghi nhận nhiều nhất hiện nay là đau đầu, sổ mũi, đau họng và mệt mỏi. Một số bệnh nhân cũng phản ánh rằng họ bị đau ở vai, chân, còn gọi đau cơ.

Theo một ứng dụng theo dõi dấu hiệu của bệnh nhân mắc cô vít, đau cơ được coi là dấu hiệu hàng đầu của dịch bệnh này và hiện đã được ghi nhận rộng rãi. Những cơn đau cơ được cho là bắt nguồn từ tác động của các phân tử gây viêm do các tế bào miễn dịch giải phóng để đáp ứng với vi rút.

hình ảnh

Ảnh: SK và ĐS

Nhiều người hiện nay chủ quan cho rằng không cần quan tâm nhiều tới cô vít 19 vì có bị thì cũng chỉ chữa như cảm cúm, cảm lạnh là xong nhưng thực tế hoàn toàn không phải vậy. Ít nhất mọi người cần biết chúng ta có bị nhiễm cô vít hay không bằng cách test nhanh tại nhà. Để từ đó còn có phương án cách ly với những người trong gia đình, nhất là những người có sức đề kháng yếu như người già, trẻ sơ sinh (đây là đối tượng chưa được tiêm chủng và có sức đề kháng yếu).

Khi một người biết mình bị nhiễm cô vít thì quan trọng hơn là cần theo dõi tình trạng spo2, khi thấy dấu hiệu nguy hiểm cần đến ngay bệnh viện gần nhất để được cấp cứu. Nói chung với sức khỏe, bệnh tật thì cẩn thận không bao giờ là thừa đâu mọi người ạ.

Từ khi nghe tin cô vít 19 đang quay trở lại, cả nhà mình cũng đã vực lại tinh thần cảnh giác cao (sau một thời gian dài buông lỏng). Nếu ai bị cô vít rồi thì mới biết nó mệt mỏi như thế nào và nhất là các di chứng hậu cô vít vô cùng phức tạp không biết bao giờ sức khỏe mới có thể phục hồi được.