Ăn cơm nguội là thói quen của nhiều người Việt. Có người thậm chí còn không thích ăn cơm nóng mà để cơm ‘nguội tanh nguội ngắt’ rồi mới ăn. Cũng có người thì hay nấu nhiều cơm vào buổi tối xong sáng hôm sau hâm nóng lên ăn cho tiện.
Tuy nhiên, Bộ Y tế Malaysia từng khuyến cáo: Người dân không nên hâm nóng lại cơm nguội để sử dụng. Vì có thể gây ngộ độc. Chỉ là cơm nguội không hâm nóng thì liệu có an toàn cho sức khỏe không?
Có lẽ, vấn đề này vẫn còn rất nhiều tranh cãi xung quanh. Để giải đáp, chúng ta hãy cùng tìm hiểu ý kiến của các chuyên gia đã chia sẻ trên các trang báo chính thống nhé.
Nhiều người có thói quen bảo quản cơm nguội vào tủ lạnh. Ảnh: JJ
Ăn cơm nguội và cơm nóng có điểm gì khác biệt?
Theo các chuyên gia, cơm nguội là cơm có chứa hàm lượng tinh bột đề kháng (kháng tinh bột) cao hơn cơm vừa nấu chín. Kháng tinh bột là một dạng chất xơ mà cơ thể không tiêu hóa được. Song, nó lại có thể được lên men trong hệ tiêu hóa nhờ vi khuẩn có lợi.
Quá trình lên men này tạo ra các axit béo chuỗi ngắn, ảnh hưởng tới 2 hormone peptide là glucagon-1 (GPL-1) và peptide YY (PYY). Đây là những hormone giúp điều chỉnh cảm giác thèm ăn của chúng ta.
Bên cạnh đó, nó còn được gọi là hormone chống tiểu đường và béo phì. Bởi, chúng có thể cải thiện độ nhạy của insulin. Nhờ vậy mà giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Đồng thời còn có khả năng làm giảm mỡ ở bụng.
Ăn cơm nguội không gây u bướu ‘như lời đồn’ nhưng lại tiềm ẩn những mối họa với sức khỏe
Sau khi thông tin Bộ Y tế Malaysia khuyến cáo không nên ăn cơm nguội, có rất nhiều người cho rằng vì nó có thể gây ung thư (UT).
Trả lời về vấn đề này, PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ thực phẩm – ĐH Bách Khoa HN) nhận định: Đây là thông tin sai. Ông cho rằng hiện nay người dân đang rất sợ u bướu nên nhiều thứ vô tình cũng biến thành UT.
Thực chất, cơm nguội là thực phẩm giàu dinh dưỡng, tinh bột và đường. Vì thế, nó rất dễ bị nhiễm khuẩn. Một khi bị nhiễm khuẩn, cơm nguội sẽ không tốt cho sức khỏe, nhẹ thì rối loạn tiêu hóa, nặng thì bị nhiễm độc tố cấp.
Đồng tình với ý kiến này, TS. BS Trương Hồng Sơn (Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam) cho biết: Thông tin cho rằng ăn cơm nguội gây UT là không có cơ sở khoa học. Đến nay, chưa có bất cứ trường hợp nào ăn cơm nguội mà bị UT cả. Ăn cơm nguội hay nóng không ảnh hưởng tới sức khỏe.
Tuy nhiên, cơm nguội mà bảo quản không đúng cách thì sẽ khiến nó bị hư, tăng nguy cơ bị nhiễm độc tố.
Bảo quản cơm nguội không đúng cách sẽ bị hỏng. Ảnh: Sina
TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện y học ứng dụng Việt Nam. Thông tin cho rằng ăn cơm nguội có thể bị UT là không có cơ sở khoa học. Đến nay, chưa ghi nhận trường hợp trường hợp bệnh nhân nào ăn cơm nguội hâm nóng bị UT. Việc ăn cơm nguội hay hâm nóng cơm nguội không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tuy nhiên, nếu như việc bảo quản cơm nguội không đúng cách, cơm đã bị hỏng trước khi hâm nóng thì nguy cơ bị nhiễm độc tố từ thực phẩm sẽ rất cao.
PGS. Thịnh lý giải: Trong gạo có thể chứa vi khuẩn Bacillus cereus. Bào tử này có thể gây nhiễm độc tố từ thực phẩm nhưng sẽ bị loại bỏ ở nhiệt độ cao. Thế nhưng, nếu bạn bảo quản cơm nguội ở nhiệt độ phòng bình thường sẽ vô tình tạo điều kiện cho các bào tử và vi khuẩn sinh sôi. Khi nhiễm khuẩn, cơm nguội sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa.
‘Người ăn phải cơm có chứa Bacillus cereus dễ bị mắc ói, ói hoặc đi ngoài sau 1 – 5 tiếng. Phần lớn triệu chứng ở mức độ tương đối nhẹ vào kéo dài trong 24 tiếng’, ông Thịnh đánh giá.
Cơm nguội để được bao lâu?
Cơm nguội chỉ an toàn nếu được nấu chín và để nguội đúng cách trong vòng 24 giờ. Nếu cơm thiu là đã bị biến chất, tuyệt đối không được ăn.
Cơm nguội hoàn toàn không tốt vì để trong tủ lạnh lấy ra vẫn như mới, không có dấu hiệu bị hỏng gì nên nhiều người chủ quan. Vì thế, có khi để dồn lại trong tủ lạnh thậm chí mấy ngày rồi mới hấp, rang lại. Cuối cùng dẫn tới nhiễm độc tố.
Do đó, ông Thịnh khuyến cáo: Cơm nguội bảo quản trong tủ lạnh trong 24 giờ, không nên lâu hơn. Bởi, khi ấy vi sinh vật sẽ hoạt động mạnh hơn. Nên bạn dù có rang lên vẫn không thể bảo đảm sức khỏe được.
Có phải cơm nguội hâm lại thì mất hết chất dinh dưỡng?
Theo TS. BS Trương Hồng Sơn, cơm nguội dù được bảo quản đúng cách và an toàn thì khi được hâm nóng lại vẫn không thể nào đảm bảo giá trị dinh dưỡng như cơm mới được.
Mặt khác, nếu ăn cơm nguội thì tốt nhất chỉ ăn ở nhà mình chứ đừng ăn cơm rang ở các hàng quán. Lý do là vì cơm này là cơm nguội được rang lên. Song chúng ta không thể biết được khâu bảo quản cơm của hàng quán thế nào, có bị hỏng, biến chất hay không.
Ths. Trần Quốc Hùng (Cao đẳng Y tế HN) cho biết: ‘Theo tôi, các gia đình nên nấu vừa cơm. Vì bất kể cái gì thừa và để lâu cũng không tốt do bị biến chất, kể cả cơm được bảo quản trong tủ lạnh’.
Bảo quản cơm thế nào đúng cách?
Ths. Trần Quốc Hùng nhận định: Ngộ độc do sử dụng cơm nguội ở gia đình ít hơn nhà hàng do gia đình thường nấu với số lượng ít. Còn các nhà hàng thì hay nấu nhiều, nếu cơm thừa họ sẽ rang lên để phục vụ tiếp cho khách.
Các gia đình nếu vô tình nấu nhiều cơm, ăn thừa thì ngay khi cơm còn nóng, hãy nhanh chóng làm lạnh thật nhanh. Có thể để cả ruột nồi cơm vào chậu nước lạnh cho nguội. Sau đó, cất ngay vào ngăn mát tủ lạnh.
Tuy nhiên, bạn cần nhớ là không nên bảo quản quá 24 tiếng. Đồng thời cũng không nên hâm lại cơm quá 2 lần vì sẽ làm mất hết chất dinh dưỡng.
Đây là toàn bộ thông tin liên quan tới vấn đề cơm nóng cơm nguội do các chuyên gia chia sẻ trên báo chí. Mong rằng sau khi đọc bài này, mọi người sẽ tìm ra đáp án cho riêng mình. Còn việc ăn nóng ăn lạnh thì tùy mỗi người, nhưng tốt nhất vẫn là ăn bao nhiêu nấu bấy nhiêu nhé mọi người.
Nguồn: Tổng hợp