Vợ chồng ngủ riêng, chỉ khi ‘yêu’ mới chung giường thì có sao không?

   

Vợ chồng ngủ cùng là chuyện đương nhiên xưa nay, nhưng vẫn có không ít cặp đôi vì lý do nào đó không thể ngủ chung giường, vậy điều này có ảnh hưởng tới hôn nhân?
Câu chuyện của vợ chồng anh (Trần Tuấn, ở Hải Phòng) là một ví dụ. Anh chia sẻ câu chuyện của mình thế này:

Vợ chồng tôi đã chung sống hơn chục năm, có hai con đều đang tuổi đi học. Mối quan hệ và cuộc sống hôn nhân của chúng tôi bình thường, cũng thi thoảng có những bất đồng, thất vọng về nhau như các cặp đôi khác.

Gần đây, vợ tôi tỏ ra bất mãn với việc vợ chồng không chung giường. Thực ra chuyện này đã xảy ra mấy năm nay nhưng cả hai đều thấy bình thường, tự dưng vợ tôi lại tỏ thái độ. Trước đây, do tính chất công việc, tôi hay vắng nhà nên đêm vợ ngủ cùng hai con. Tới khi tôi chuyển việc về gần hơn thì cũng hay về nhà muộn, lúc khuya vợ con đã ngủ rồi nên tôi nằm luôn sofa vì không muốn đánh động. Bọn trẻ con quen hơi mẹ nên cũng nhất định không ngủ riêng.

Về vấn đề chăn gối, thường khi nào muốn thì vợ chồng “khều” nhau trốn sang phòng bỏ không (vốn làm cho tụi trẻ ngủ riêng nhưng chúng không chịu sang). Tôi thấy như thế cũng tiện.

Không hiểu vì sao gần đây vợ tôi lại thấy bất bình về việc này. Cô ấy nói vợ chồng mà như “hàng chợ”, khi cần mới va vào nhau, rồi bảo phải ngủ chung mới có cơ hội tâm sự, thủ thỉ rồi đôi khi một cái ôm, vuốt ve khi ngủ chung còn giúp gắn kết hơn cả việc quan hệ… Nhưng vợ đi ngủ sớm, tôi thì quen thức khuya hoặc ngủ quên trên sofa rồi. Tôi không biết liệu có thật là vợ chồng thì cứ phải ngủ chung mới tình cảm? Ngủ riêng lâu ngày nhưng vẫn quan hệ thì có ảnh hưởng gì tới tình cảm vợ chồng không?

Sau câu chuyện của cặp vợ chồng anh Tuấn, Gia Đình & Xã Hội dẫn lời Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Bích Thủy, chuyên gia về sức khỏe sinh sản và tình dục cho rằng, vợ anh Tuấn bất bình về tình trạng ngủ riêng cũng không có gì lạ, đặc biệt nếu vợ chồng anh đang đang ở độ tuổi dưới 40.

Thế nhưng thực tế không ít cặp vợ chồng chọn ‘giải pháp ngủ riêng’ cho hoàn cảnh đặc biệt của họ.

Chẳng hạn như một trong 2 người rất khó ngủ mà người kia lại ngáy to, hoặc không phù hợp về nhu cầu, hoặc giờ giấc không phù hợp như trường hợp của vợ chồng anh Tuấn…

‘Nếu cả 2 người đồng thuận với ‘giải pháp’ này thì các cặp vợ chồng nói trên vẫn hòa thuận và họ vẫn tìm được những khoảnh khắc riêng để gần gũi nhau. Riêng với trường hợp vợ chồng anh Tuấn thì khác, anh thì thích ‘giải pháp’ này nhưng chị lại không…’, bác sĩ Thủy nói.

Vậy nên theo bác sĩ Thủy, vợ chồng nên bàn bạc cởi mở với nhau hơn về vấn đề đang chưa đồng thuận.

‘Nếu sau khi nghe anh Tuấn giải thích mà chị vợ vẫn khăng khăng không chịu thì anh phải nhường chị thôi. Đâu có thiệt thòi gì nếu mình thay đổi một thói quen vì tình yêu và hạnh phúc gia đình’, bác sĩ Thủy khuyên.

Nhiều cặp vợ chồng Nhật Bản thích ngủ riêng

Trước đó mình cũng thấy trên báo chí chia sẻ các lý do nhiều cặp vợ chồng Nhật Bản thích ngủ riêng. Và một trong những lý do đó là giờ làm việc của mỗi người không phải luôn giống hệt nhau.

Họ cho rằng việc đánh thức người kia dậy chỉ vì bạn đi làm sớm hơn hoặc về muộn sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của người bạn đời.

Như vậy, việc ngủ riêng giúp vợ hoặc chồng của bạn không bị quấy rầy giữa giấc, có được một giấc ngủ trọn vẹn.

Lợi ích khi vợ chồng ngủ riêng

Giấc ngủ trọn vẹn

Cuộc khảo sát của Hiệp hội giấc ngủ Mỹ cho thấy, trung bình cứ ba người Mỹ thì có một người bị “bạn cùng giường” tác động tiêu cực đến giấc ngủ.

Phụ nữ nhạy cảm hơn với những tiếng ồn, vì vậy nếu chồng ngáy to, họ dễ thức giấc lúc nửa đêm. Trong khi, thiếu ngủ gây vấn đề về tim, trầm cảm, tiểu đường. Nếu bạn đời ngủ với bạn mà không ngon giấc thì đã đến lúc cần thay đổi.

Không bị thức dậy lúc nửa đêm

Việc đột nhiên thức dậy lúc nửa đêm rồi trằn trọc không ngủ được, trong khi nửa kia vẫn ngủ say là điều không hiếm.

Giải pháp ngắn hạn là bạn nên ra khỏi giường vào một phòng riêng, làm điều gì đó giúp tĩnh tâm cho đến khi buồn ngủ trở lại. Đừng nằm cạnh bạn đời và liên tục xoay trở sẽ khiến cả 2 cùng mất ngủ.

Có thể tận hưởng nhiều thời gian riêng hơn

Nghiên cứu của Hiệp hội giấc ngủ Mỹ cho thấy, ngủ riêng giường không chỉ cứu vãn mối quan hệ mà còn bảo vệ sức khỏe, cho phép bạn có một giấc ngủ sâu và có lợi hơn.

Hơn 25% các cặp vợ chồng chọn không gian ngủ riêng biệt. Một số cặp ngủ trong các phòng khác nhau, những người khác chọn hai giường trong cùng một phòng.

Khoảng thời gian riêng cần thiết sẽ giúp cả hai “sạc lại pin” và xây dựng mối quan hệ cá nhân. Bạn có thể đọc sách, xem chương trình yêu thích hoặc thiền trước khi ngủ. Mỗi người cũng được thoải mái sử dụng thời gian đó để giao tiếp với bạn bè.

Tránh những cãi vã

Khi ngủ không ngon giấc, khả năng chịu đựng sự thất vọng của bạn sẽ thấp hơn so với bình thường. Vì vậy, mục tiêu nhắm đến để trút giận có thể là bạn đời.

Ngoài ra, thiếu ngủ khiến ta kém đồng cảm với cảm xúc của người khác. Không chỉ vậy, tình trạng thiếu ngủ còn khiến vợ chồng nảy sinh nhiều xích mích hơn, từ những điều nhỏ nhất. Ngược lại, khi cả hai ngủ ngon, họ giải quyết mọi chuyện tinh tế, nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.

Tiến sĩ Frida Rångtell, nhà giáo dục giấc ngủ và cố vấn khoa học thuộc tổ chức Sleep Cycle, cho rằng về lâu dài, ngủ riêng giúp củng cố mối quan hệ vợ chồng.

Trân trọng tình yêu hơn

Nhà trị liệu tâm lý Kristie Overstreet, Mỹ, cho hay, ngủ trên những chiếc giường riêng biệt khiến việc lại gần bạn đời không dễ dàng như ngủ chung. Lúc đó, bạn nhớ đối phương hơn, suy nghĩ nhiều hơn đến cách tiếp cận và dành thời gian thân mật với nhau.

Điều này sẽ tạo nên những bất ngờ thú vị khiến hai thêm gắn kết.

Hạnh phúc và như trẻ lại

Đó là kết quả của một giấc ngủ không bị quấy rầy. Cả hai vợ chồng sẽ thức dậy với năng lượng ngập tràn và thấy có thể kiểm soát cuộc sống tốt hơn.

Ngủ riêng cũng giúp các cặp vợ chồng có tinh thần và thể chất khỏe mạnh, không bực bội vì giấc ngủ gián đoạn. Nhờ vậy, cả hai cảm thấy hạnh phúc và tươi trẻ hơn.