Một khi xuất hiện cơn đau đầu kèm dấu hiệu dưới đây thì cần phải hết sức lưu ý.
Nhức đầu kèm theo buồn nôn và nôn dữ dội
Một khi xuất hiện cơn đau đầu kèm theo buồn nôn và nôn cần phải hết sức lưu ý, đây thường là biểu hiện của tăng áp lực nội sọ, thường do u não, viêm màng não, xuất huyết não, xuất huyết dưới nhện gây ra.
Nhức đầu kèm chóng mặt
Nhiều người khi bị đau đầu có biểu hiện chóng mặt, trường hợp nhẹ hơn có thể do máu có độ nhớt cao khiến máu lưu thông chậm không cung cấp đủ máu lên não hoặc do động mạch đốt sống kiểu thoái hóa đốt sống cổ. Trong trường hợp nghiêm trọng, nó có thể được gây ra bởi các tổn thương hố sọ sau như khối u tiểu não và tổn thương thân não.
Nhức đầu nặng hơn khi thay đổi tư thế
Nếu thay đổi tư thế nằm hoặc ngồi mà cơn đau đầu vẫn dữ dội thì rất có thể bạn có khối u ở não thất, hoặc tổn thương ở sau não.
Đau đầu và suy giảm thị lực
Nhiều người đau đầu sẽ cảm thấy suy giảm thị lực. Đây là những cơn đau đầu do tăng nhãn áp. Ở trong tình trạng này, người bệnh có hiện tượng nhìn thấy cầu vồng, tầm nhìn bị thu hẹp, luôn cảm thấy có màn đen chắn trước mắt. Nguyên nhân có thể là do cung cấp máu cho động mạch đốt sống không đủ, nếu tầm nhìn có những đốm đen lấm chấm, có thể là do chứng đau nửa đầu, tuy nhiên, nếu là đau đầu dai dẳng thì phải cảnh giác u não.
Nhức đầu kèm theo tê mặt, méo miệng và mắt
Tình trạng này là do rối loạn thần kinh, nguyên nhân có thể do u não, xuất huyết não, tụ máu dưới màng cứng…
Triệu chứng tâm thần khi đau đầu
Đặc biệt là đau đầu giai đoạn đầu, tinh thần không bình thường như lãnh đạm, hưng phấn, ngây người..., rất có thể là u thùy trán hoặc viêm não vi rút, người nhà cần chú ý quan sát.
Đau đầu kèm theo huyết áp cao, sắc mặt nhợt nhạt
Nếu tình trạng đau đầu xuất hiện với huyết áp cao, sắc mặt tái nhợt, thì cơn đau đầu do mạch máu dữ dội này là dấu hiệu sớm của đột quỵ.
Đau đầu tuy chỉ là một triệu chứng nhỏ, nhưng nguyên nhân đằng sau nó lại vô cùng phức tạp, nhất là những bệnh nhân đau đầu lâu ngày thì phải đến bệnh viện chuyên khoa để kiểm tra chi tiết, mới có thể làm rõ nguyên nhân trước khi điều trị.
Một số mẹo giảm đau đầu nhanh
Uống đủ nước
Một trong những nguyên nhân cơ bản gây ra các chứng đau đầu thông thường là mất nước. Mất nước có thể làm thay đổi cách suy nghĩ, hành động hay cảm giác của con người, khiến tâm trạng tồi tệ và gặp phải tình trạng đau đầu. Vì vậy, việc bạn cần làm là uống đủ nước để hạn chế đau đầu.
Bạn cũng có thể thay thế nước bằng các thực phẩm lỏng như sinh tố, nước ép trái cây,...
Ngủ đủ giấc
Nghỉ ngơi không khoa học như ngủ quá ít, quá nhiều hoặc ngủ không ngon giấc có thể gây ra tình trạng đau đầu. Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia Mỹ khuyến nghị mỗi người nên ngủ khoảng 7 - 9 tiếng mỗi đêm.
Chườm lạnh
Việc sử dụng túi đá lạnh hay các vật lạnh khác để chườm lên trán hoặc cổ sẽ giúp mạch máu co lại và giảm viêm, từ đó làm giảm đau đầu rất hiệu quả. Đối với những người bị đau nửa đầu thì nên chườm túi đá lên cổ trong vòng 30 phút để tạm thời giảm đi cơn đau.
Chườm ấm
Ngược lại với phương pháp chườm lạnh, bạn có thể sử dụng túi chườm ấm để các cơ được thư giãn và mang lại cảm giác nhẹ nhõm cho cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng khăn ấm đắp lên trán để giảm đau đầu.
Uống trà gừng
Để giảm chứng đau đầu, bạn có thể uống trà gừng. Bên cạnh đó, các loại thảo mộc như bạc hà, hoa cúc, hoa oải hương,...cũng có tác dụng làm giảm cơn đau đầu hiệu quả.
Tinh dầu
Sử dụng máy xông tinh dầu để xông hoặc thoa tinh dầu 2 bên trán có thể làm giảm đau đầu. Một số loại tinh dầu mà bạn có thể sử dụng là tinh dầu hoa oải hương, tinh dầu bạc hà,...
Ngâm chân với nước nóng
Đây là phương pháp y học cổ truyền phổ biến giúp thư giãn sâu, giảm căng thẳng, phục hồi sự cân bằng giữa cảm xúc và suy nghĩ. Liệu pháp này vừa đơn giản, vừa an toàn, lại mang đến hiệu quả cao.
Hơn nữa, ngâm chân với nước nóng còn giúp điều trị một số bệnh lý khác như hôi chân, mất ngủ, da liễu,...
Xoa bóp huyệt đạo
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng kích thích huyệt đạo có tác dụng làm giảm đau đầu rất hiệu quả.
Bạn có thể áp dụng các phương pháp xoa bóp huyệt đạo sau đây:
Ấn nhẹ nhàng vào huyệt hợp cốc (vị trí nằm giữa ngón trỏ và ngón cái) trong khoảng 10 giây rồi đổi chiều.
Dùng 2 ngón tay trỏ ấn nhẹ vào huyệt toàn trúc (vị trí ở cạnh mép đầu 2 chân mày, nằm ở hai bên đầu sống mũi) trong khoảng 10 giây.
Dùng ngón tay trỏ ấn nhẹ vào huyệt ấn đường (vị trí nằm giữa hai chân mày)
Dùng 2 ngón cái xoay tròn vào huyệt kiên tỉnh (vị trí giữa hai bên bờ vai, nằm ở đường nối từ cổ ra)Thư giãn
Thư giãn giúp đầu óc giúp giảm căng thẳng, lo lắng, từ đó hạn chế đau đầu rất hiệu hiệu quả. Bạn có thể thực hiện các bài tập thư giãn như yoga, ngồi thiền, hít thở sâu,...
Trường hợp đau đầu nào nên gặp bác sĩ?
Không phải loại đau đầu nào cũng có thể chữa trị bằng phương pháp tự nhiên. Khi gặp các trường hợp đau đầu dưới đây, bạn không nên chủ quan mà hãy kịp thời đến gặp bác sĩ:
Đau đầu dữ dội đi kèm một số triệu chứng khác như nóng sốt, cứng cổ, cảm giác thay đổi.
Đau đầu như sét đánh: Đây có thể là dấu hiệu của một số căn bệnh nguy hiểm như viêm màng não, xuất huyết não, huyết khối tĩnh mạch não, đột quỵ,...
Đau đầu kèm theo nhức mắt, đau vùng quanh mặt, mắt đỏ và chảy nước mắt liên tục.