Khoảng 23% những người trải qua giai đoạn cuối nguy hiểm của bệnh gan nhiễm mỡ sẽ thấy xuất hiện dấu hiệu này.
Bệnh gan nhiễm mỡ rất khó phát hiện sớm, các dấu hiệu chỉ rõ ràng hơn khi bệnh đã tiến triển. Trong giai đoạn phát triển nhất của bệnh - xơ gan - rất nhiều bệnh nhân thấy xuất hiện triệu chứng kỳ lạ là phát ban đỏ lòng bàn tay hay lòng bàn tay có đốm đỏ.
Ảnh minh họa
Bệnh gan nhiễm mỡ là khi có sự tích tụ chất béo trong gan, đúng như tên gọi của nó. Có một số nguyên nhân gây ra tình trạng này, bao gồm uống quá nhiều rượu, viêm gan và béo phì. Bị gan nhiễm mỡ, theo thời gian, gan của bạn có thể bị sẹo do viêm và không còn hoạt động bình thường. Bệnh có thể dẫn đến xơ gan và gây ra nhiều vấn đề khác trong cơ thể.
Những người bị xơ gan có thể nhận thấy da của họ chuyển sang màu vàng do vàng da. Đó là do gan có trách nhiệm loại bỏ các chất thải ra khỏi máu của bạn. Khi nó ngừng hoạt động, những chất thải này - chẳng hạn như bilirubin - bắt đầu tích tụ trong máu. Sự tích tụ của bilirubin là nguyên nhân gây ra bệnh vàng da. Bệnh nhân xơ gan cũng có thể thấy lòng bàn tay có đốm đỏ, dấu hiệu này không có hại.
Các bác sĩ tại Phòng khám Mayo (Hoa Kỳ) giải thích: "Có một số nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng này, chẳng hạn như mang thai và xơ gan. Bất kỳ ai gặp phải các triệu chứng của ban đỏ lòng bàn tay nên liên hệ với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị". Theo các bác sĩ, triệu chứng này là do sự tích tụ của oestradiol - một loại hormone steroid mạnh được tạo ra từ cholesterol.
Theo một trong những nghiên cứu chính về ban đỏ lòng bàn tay của các bác sĩ tại Khoa Da liễu, Đại học Pittsburgh, Hoa Kỳ, triệu chứng này có ở 23% các trường hợp xơ gan. Nhưng nó cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý khác.
Ngoài bệnh gan, ban đỏ lòng bàn tay cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm khác
Các nhà nghiên cứu khác đã phát hiện ra rằng ban đỏ lòng bàn tay cũng có thể là dấu hiệu của 6 bệnh khác như:
- Viêm khớp dạng thấp: Ban đỏ lòng bàn tay được tìm thấy trong khoảng 60% các trường hợp viêm khớp dạng thấp.
- Bệnh tiểu đường: Các nhà nghiên cứu ước tính rằng 4,1% bệnh nhân tiểu đường loại 1 và 2 có phát triển ban đỏ lòng bàn tay.
- Khối u não
- HIV
- Bệnh tuyến giáp
- Covid-19
Ngoài các vấn đề về da bao gồm ban đỏ lòng bàn tay và vàng da, xơ gan có thể gây ra các vấn đề về nhận thức hoặc hành vi.
Ảnh minh họa
Một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Anh, đăng trên tạp chí Bệnh Lồng ngực (The Journal of Thoracic Disease) cho thấy rằng xơ gan có thể dẫn đến gián đoạn giấc ngủ. Các tác giả của nghiên cứu đó đã viết: "Bệnh nhân xơ gan có nồng độ melatonin ban ngày tăng cao và khiến cho melatonin không đạt được đỉnh điểm vào ban đêm. Melatonin tăng cao vào ban ngày gây ra sự lệch pha đồng hồ sinh học và sự gián đoạn nhịp sinh học này có thể liên quan đến rối loạn giấc ngủ ở bệnh gan mãn tính hay xơ gan".
Các dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh gan nhiễm mỡ
Theo các chuyên gia trên trang Healthline, nếu xuất hiện 3 dấu hiệu nguy hiểm này thì bạn cần đi khám ngay:
1. Mất cảm giác ngon miệng
Dấu hiệu đầu tiên nhưng cũng dễ nhận thấy nhất khi gan nhiễm mỡ chính là mất cảm giác ngon miệng. Bởi gan là một trong những cơ quan đóng vai trò thúc đẩy bài tiết mật để tiêu hóa thức ăn, nên khi chức năng gan bị suy giảm cũng làm sự bài tiết mật bị cản trở.
2. Đau ở vùng bụng phía trên bên phải
Khi gan nhiễm mỡ bắt đầu hoành hành, lúc này cơ thể sẽ bị tổn thương và nhiều người thấy đau rõ rệt ở vùng bụng bên phải. Theo các chuyên gia, đây gần như là một dấu hiệu rõ ràng của bệnh.
Ảnh minh họa
3. Phù 2 chân
Cơ thể sẽ bắt đầu xuất hiện những tình trạng như bị "béo phì" ở hai chân nếu bạn đang mắc chứng gan nhiễm mỡ, mà cụ thể là phù chân. Theo các chuyên gia, phù nề chân là do sự tích tụ chất lỏng trong các mô ở bàn chân và mắt cá chân khiến chúng bị sưng lên. Hiện tượng này có thể được gây ra khi cơ thể đang sở hữu những bệnh nghiêm trọng về thận, tim, gan hoặc có vấn đề với các mạch máu.
Khi thấy xuất hiện nhiều dấu hiệu nghi do gan nhiễm mỡ như đau bụng kéo dài, mệt mỏi, chán ăn, phù chân… bạn nên đi kiểm tra sức khỏe tổng quát ngay, đừng đợi đến khi bệnh đã phát rồi mới đi chữa vì có thể ảnh hưởng đến thời gian và chi phí chữa bệnh.