Cha mẹ của bé trai đã vô cùng đau khổ, đến khi nghe phân tích thêm từ bác sĩ, họ càng đau đớn không cầm được nước mắt trước sự ra đi của con.
Theo đó, bé trai 9 tuổi bỗng dưng rơi vào trạng thái hôn mê khi đang làm bài tập về nhà. Bố mẹ phát hiện và đưa bé đi cấp cứu. Kết quả kiểm tra cho thấy bé bị suy đa tạng. Trên đường đến bệnh viên, đứa trẻ 9 tuổi có tỉnh dậy 1 lần và nhìn thấy mẹ đang ngồi bên cạnh mình nên liền nói: "Con mệt quá, con ngủ một chút". Sau đó bé nhanh chóng thiếp đi. Người mẹ cũng không thể ngờ rằng đó là những lời nói cuối cùng mà bản thân nghe được từ con trai.
Bác sĩ thông tin thêm, tình trạng của bé là đột tử do suy đa tạng, làm việc quá sức và không còn khả năng sinh tồn. Bác sĩ có hỏi về khoảng thời gian trước lúc mất, cậu bé đã phải làm những việc gì. Nói đến đây, cặp bố mẹ bắt đầu nhìn nhau và khóc không cầm được nước mắt.


Người mẹ nói rằng con từng là một đứa trẻ học hành rất giỏi giang và cũng rất ham học. Chính vì thế bố mẹ đầu tư mọi tiền bạc chỉ để cho con đi học, thậm chí học trên lớp cả ngày từ thứ 2 đến thứ 6 xong tối nào cũng chỉ ăn vội chiếc bánh mì hoặc bánh bao và đi học thêm các lớp học buổi tối như tiếng Anh, tiếng Pháp và Toán. 9h tối về nhà ăn cơm và tiếp tục làm bài tập về nhà đến khuya.
Tuy nhiên khoảng thời gian gần đây, chị thấy kết quả học tập của con có sa sút mà kì thi học sinh giỏi đang đến gần nên bà mẹ lo lắng, quyết tâm đăng kí thêm lớp học thêm cuối tuần cho con trai. Theo đó bình thường cuối tuần Tiểu Tiêm sẽ đi học vẽ và chơi bóng rổ thì nay mẹ Tiểu Tiêm bỏ hết các môn năng khiếu này, thay vào đó là tăng buổi học Toán và Văn.Vậy là Tiểu Tiêm đi học cả ngày lẫn đêm và học thêm cả cuối tuần. Thời gian ở nhà thì ăn uống và lao vào làm bài tập về nhà. Buổi tối hôm xảy ra sự việc, thấy con trai có biểu hiện chán nản, mệt mỏi không muốn làm bài, mẹ có động viên "Tiểu Tiêm ngoan, con học cố nốt mấy hôm nữa để thi bằng được học sinh giỏi, thi xong mẹ sẽ cho con nghỉ ngơi và đi du lịch. Con làm bài đi nhé, xong mới được ra ăn cơm".

Người mẹ không thể ngờ rằng lời hứa của chị còn chưa thể thực hiện thì Tiểu Tiêm đã qua đời. Khi nghe bác sĩ nói nguyên do, mẹ Tiểu Tiêm dường như còn không tin đó là sự thật, việc học quá nhiều đã khiến con trai chị kiệt sức mà ra đi mãi mãi. Mẹ Tiểu Tiêm còn yêu cầu bác sĩ kiểm tra kĩ hơn nhưng kết quả vẫn là như vậy. Ai cũng lắc đầu ngao ngán, riêng bố mẹ Tiểu Tiêm hối hận giờ đã không kịp nữa.
Câu chuyện đau lòng trên nhắc chúng ta về việc học tập của con cái mình, vừa học tốt nhưng vẫn duy trì thể trạng, sức khỏe tốt là điều quan trọng.
Theo Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (viết tắt AAP - American Academy of Pediatrics) trẻ có chế độ dinh dưỡng tốt sẽ có một sức đề kháng hoàn hảo giúp trẻ chống chọi hiệu quả với bệnh tật.

- Ngủ đủ giấc và đúng giờ: rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ em. Trong lúc ngủ, hoóc-môn tăng trưởng sẽ được giải phóng sẽ giúp các chất dinh dưỡng được hấp thụ tốt hơn, đặc biệt hoóc-môn này cũng giúp tăng trưởng xương và sụn của trẻ một cách tối ưu nhằm giúp trẻ có một chiều cao lý tưởng khi trưởng thành. Ngủ hay nghỉ ngơi đầy đủ theo nhu cầu lứa tuổi của trẻ cũng giúp nâng cao sức đề kháng.
- Vận động thể lực thường xuyên giúp trẻ dẻo dai: luyện tập thể lực thường xuyên sẽ có tác động tích cực lên hệ miễn dịch của trẻ, giúp trẻ có một vóc dáng cân đối về sau, trẻ sẽ lanh lợi và thông minh hơn hẳn những trẻ ít vận động, đồng thời sự tiếp xúc với môi trường tự nhiên sẽ giúp cơ thể trẻ dần dần có được nguồn kháng thể “chất lượng” chính là vũ khí quan trọng giúp trẻ đề kháng với bệnh tật.
- Giữ vệ sinh cá nhân tốt - nhất là “vệ sinh tay”: được xem là liều “vắc-xin miễn phí” và rất hiệu quả giúp trẻ tránh được rất nhiều tật bệnh lây lan qua con đường tay - miệng và phân - miệng. WHO đánh giá, việc rửa tay thường xuyên bằng xà phòng với nước sạch có thể ngăn chặn được tới 47% các bệnh liên quan tới đường tiêu hóa và hơn 30% các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp cấp tính. Một thực tế đáng báo động là có tới 74% số bà mẹ có con dưới 5 tuổi không rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi cho trẻ ăn hoặc cho trẻ bú, bàn tay của người chăm sóc trẻ không sạch cũng là nguyên nhân khiến trẻ dễ mắc bệnh.
- Thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho trẻ: qua đợt khám sức khỏe định kỳ, trẻ sẽ được đánh giá tổng quát về thể lực cũng như sự tăng trưởng của cơ thể như kiểm tra về chiều cao, cân nặng, thị lực, thính giác, tâm thần, vận động, thăm khám các bệnh về tiêu hóa, hô hấp, về máu để trẻ có thể phát triển một cách toàn diện. Qua thăm khám, bác sĩ sẽ phát hiện sớm và điều trị kịp thời các vấn đề sức khỏe của trẻ. Một số bệnh nếu phát hiện muộn có thể để lại những di chứng nặng nề, khiến trẻ phải gắn bó suốt đời với bệnh viện. Với trẻ nhỏ trong năm đầu đời việc khám sức khỏe định kỳ nên được thực hiện hàng tháng, với trẻ lớn việc khám sức khỏe sẽ được thực hiện mỗi 6 tháng.
Cũng theo Báo Tuổi Trẻ, không phải đợi đến mùa thi mới quan tâm đến sức khỏe mà phải thường xuyên rèn luyện cơ thể, sinh hoạt điều độ và ăn uống đủ chất để có được tình trạng dinh dưỡng tốt, có nghĩa là không để bị suy dinh dưỡng hoặc thừa cân béo phì.
Một tình trạng dinh dưỡng tốt sẽ đem lại một sức khỏe dẻo dai, học hành và làm việc lâu mệt, ít buồn ngũ, trí óc minh mẫn sáng suốt và học bài mau thuộc hơn. Để học tập tốt, các em chỉ cần nhớ những điều về dinh dưỡng sau:
- Ăn đủ 3 bữa chính kèm thêm 2-3 bữa phụ.
- Ăn đa dạng các loại thực phẩm: ngũ cốc nguyên hạt, ăn đủ chất đạm (ít nhất 3 bữa cá trong tuần), ăn thêm các loại hạt nhiều dầu.
- Uống 2 ly sữa mỗi ngày.
- Ăn đủ rau và trái cây.
- Sử dụng muối Iốt thay muối thường để chế biến thức ăn.
- Hạn chế các thức ăn ngọt từ đường tinh (nước ngọt, kẹo, thức uống có đường…).
- Chú ý vệ sinh ăn uống để không bị bệnh đường tiêu hóa.
- Ngủ đủ giấc về đêm.
- Nên thư giãn khi quá mệt mỏi và căng thẳng.
- Không lạm dụng các chất kích thích (trà đặc, cà phê).