Mỗi ngày chỉ cần đi bộ 30 phút sẽ cải thiện rất nhiều về sức khỏe tim mạch, giúp xương chắc khỏe, giảm mỡ thừa… Tuy nhiên nếu ai đang đi vào 2 khung giờ này thì cực kỳ có hại cho sức khỏe.
Đi bộ thể dục rất tốt nhưng nên đi vào thời điểm phù hợp để tránh gây hại cho sức khỏe.
Đi bộ thể dục hằng ngày là hình thức tập luyện đơn giản nhất nhưng cũng mang lại lợi ích to lớn đối với sức khỏe mỗi người.
Đi bộ sẽ tốt cho hệ thống tim mạch và điều hòa huyết áp, giảm nguy cơ giãn tĩnh mạch, giúp xương chắc, khỏe và giảm stress…
Tuy nhiên, nếu đi bộ không đúng thời gian, không đúng cách thì không những không tốt cho sức khỏe mà còn có nguy cơ bị tai biến, nhồi máu cơ tim.
Dưới đây là 2 khung giờ không nên đi bộ:
Thứ nhất, không nên đi bộ tập thể dục lúc 4 – 5 giờ sáng
Nhiều người có thói quen thức dậy lúc 4, 5 giờ sáng để tập thể dục, đặc biệt là người lớn tuổi. Thời gian này đi bộ cực kỳ không tốt vì:
– Lúc này là thời gian lớp sương mù làm tăng độ tập trung của các chất ô nhiễm, lúc này bạn sẽ hít nó vào nhiều hơn. Nếu bạn có tiền sử hen suyễn, dị ứng thì điều này cực kỳ nguy hiểm.
– Lớp sương mù còn có hại cho làn da, khiến da bạn trở nên khô, dễ dị ứng.
– Không những thế, lúc này ánh sáng mặt trời vẫn chưa có, cây xanh vẫn đang thực hiện quá trình trao đổi chất, tức là chúng lấy oxy và thải ra khí cacbonic, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể chúng ta.
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Chi, Phó Trưởng khoa cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai, trong những đợt rét, nhiều bệnh nhân cao tuổi bị đột quỵ trong khi đi tập thể dục lúc sáng sớm. Khi nhiệt độ xuống thấp sẽ làm cho các cơn tăng huyết áp, tiểu đường cũng tăng, gây nguy cơ đột quỵ cao.
Đồng tình với ý kiến trên, bác sỹ Nguyễn Thị Thanh Minh, Bệnh viện Quân y 105 khuyến cáo, đi bộ, tập thể dục bản chất rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, đi bộ khung giờ 4 – 5 giờ sáng không hề tốt cho sức khỏe.
Đặc biệt, thời tiết lạnh, nhiệt độ ngoài trời xuống thấp, thói quen này sẽ đi liền với nguy cơ bị đột quỵ. Thời tiết lạnh không gây nguy hiểm trực tiếp, nhưng lại dễ thúc đẩy các yếu tố nguy cơ của đột quỵ trầm trọng hơn. Các yếu tố nguy cơ này bao gồm: tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa mỡ, đái tháo đường, bệnh van tim, suy tim, hút thuốc lá…
Mặt khác, trong mùa lạnh, các mạch máu có xu hướng co lại, dễ làm huyết áp tăng vọt. Không chỉ tập thể dục buổi sớm, một số người cao tuổi có thói quen thức dậy vào ban đêm hoặc nửa đêm về sáng để đi vệ sinh, khiến nhiệt độ thay đổi đột ngột, rất dễ xảy ra đột quỵ.
Đi bộ ngay sau khi ăn tối
Đi bộ sau bữa tối có tác dụng tiêu đốt năng lượng dư thừa, giảm tích tụ mỡ bụng, hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Tuy nhiên, đi bộ ngay sau khi vừa ăn xong lại vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt là với những người mắc bệnh lý tim mạch.
Sau khi ăn no, nhất là bữa ăn giàu đạm và chất béo, máu sẽ tập trung nhiều hơn ở khu vực tiêu hóa để bộ phận này hoạt động hiệu quả quả nhất. Nếu vận động ngay lúc này, cơ tim có thể bị tổn thương, thậm chí gây nhồi máu cơ tim. Bác sĩ khuyến cáo nên nghỉ ngơi ít nhất 30 phút sau khi ăn rồi mới đi bộ.
Thời điểm tốt nhất để đi bộ
Buổi sáng
Cơ thể chúng ta sau một giấc ngủ dài 7-8 tiếng, lúc này cần vận động để giúp máu tuần hoàn tốt hơn, kích thích hệ cơ, hệ hô hấp và giúp sảng khoái, tràn đầy năng lượng.
Khung giờ tập luyện thích hợp nhất là khi mặt trời bắt đầu mọc. Bởi vì tập sớm quá sẽ dễ xảy ra đột quỵ, nhất là ở người lớn tuổi. Còn nếu muộn quá thì ánh nắng mặt trời sẽ làm ảnh hưởng xấu đến da.
Giờ mặt trời mọc sẽ khác theo các mùa, cụ thể là những ngày mùa hè bạn nên tập khoảng 5 giờ 30 – 6 giờ, còn ngày mùa đông do thời tiết khá lạnh nên tập khoảng 6 giờ – 6 giờ 30 là tốt nhất.
Buổi tối
Nên đi bộ sau khi ăn tối từ 30 phút – 1 tiếng.
Đi bộ như thế sẽ tiêu thụ bớt một phần năng lượng được nạp vào qua buổi ăn tối (mà đa số sẽ chuyển thành dạng mỡ dự trữ nếu bạn thừa năng lượng).
Chỉ nên đi bộ cách sau bữa ăn hơn một giờ để không xáo trộn quá trình hấp thụ dinh dưỡng của hệ tiêu hóa. Tập luyện quá nhiều sau 21g có thể làm khó ngủ vì cơ thể phải mất từ 1-3 giờ mới làm dịu bớt các hoạt động chuyển hóa sau vận động.