Hãy tránh xa 3 loại thực phẩm "cướp canxi" này, ăn càng nhiều xương càng giòn, dễ gãy

   

Để giữ xương khớp khỏe mạnh, cơ thể cần nạp canxi chủ yếu qua thực phẩm. Tuy nhiên, không phải món ăn nào cũng có lợi cho xương.

Nhiều người dù tuổi còn trẻ nhưng đã bị đau lưng, đau khớp, xương giòn, dễ gãy. Đó là dấu hiệu rõ nhất cho thấy rằng mật độ xương đã giảm. Mật độ xương được xác định bởi hàm lượng canxi, phốt pho và các thành phần khoáng chất quan trọng khác tạo nên xương.

Nếu hàm lượng các khoáng chất này dồi dào trong xương sẽ làm tăng độ chắc khỏe và độ cứng của xương. Ngược lại nếu mất khoáng chất trầm trọng thì mật độ xương sẽ giảm, gây ra tình trạng loãng xương, gây đau nhức, cơ thể mệt mỏi và đặc biệt là xương dễ gãy, gây viêm sụn.

90ac8fe2a04d4bbe8981da09dbfb6a04~noop.png

Để giữ xương khớp khỏe mạnh, cơ thể cần nạp canxi chủ yếu qua thực phẩm. Tuy nhiên, không phải món ăn nào cũng có lợi cho xương, thậm chí có nhiều món có thể gia tăng nguy cơ loãng xương, đồng thời cản trở quá trình hấp thụ canxi.

Dưới đây là 3 thực phẩm gây hại cho xương, đồng thời ảnh hưởng quá trình hấp thụ canxi của cơ thể.

Hãy tránh xa 3 loại thực phẩm "cướp canxi" này

1. Thực phẩm nhiều muối

Nên tránh xa các thực phẩm nhiều muối như dưa chua, giăm bông, mì gói vì thực phẩm nhiều muối chứa một lượng lớn natri. Natri chính là "thủ phạm" gây thiếu hụt canxi trong xương, cuối cùng gây loãng xương. Theo nghiên cứu, cứ 1.000mg natri được cơ thể chuyển hóa thì có 26mg canxi sẽ được bài tiết cùng lúc, như vậy sẽ đẩy nhanh quá trình mất canxi.

w700d1q75cms (1).jpg

Natri chính là "thủ phạm" gây thiếu hụt canxi trong xương, cuối cùng gây loãng xương.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Châu Á Thái Bình Dương vào tháng 12/2016 cho thấy đàn ông Trung Quốc có thói quen ăn mặn dễ bị loãng xương.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, một người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ 5g muối/ngày.

2. Thực phẩm chứa nhiều chất béo

Thực phẩm chứa nhiều chất béo khi vào cơ thể sẽ cản trở sự hấp thụ canxi trong ruột. Đồng thời đẩy nhanh quá trình mất canxi. Về lâu dài là một yếu tố nguy cơ phát triển bệnh loãng xương cũng như có tác động tiêu cực đến sức khỏe của xương.

584.jpg

Thực phẩm giàu chất béo khi vào cơ thể sẽ cản trở sự hấp thụ canxi trong ruột.

Dù ở độ tuổi nào, bạn cũng nên hạn chế ăn các thực phẩm giàu chất béo như đồ chiên rán, thịt mỡ, nội tạng động vật...

3. Nước ngọt

Uống nhiều nước ngọt có ga mỗi tuần có liên quan đến việc giảm mật độ xương và tăng nguy cơ gãy xương. Không có loại nước ngọt nào là tốt cho sức khỏe cả.

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ vào tháng 9 năm 2014 cũng cho thấy những người tham gia càng uống nhiều nước ngọt có ga thì nguy cơ bị gãy xương hông lại càng cao.

1653272025_an-chay-co-uong-nuoc-ngot-duoc-khong.jpg

Uống nhiều nước ngọt có ga mỗi tuần có liên quan đến việc giảm mật độ xương.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Advances in Nutrition vào tháng 1 năm 2017 cho thấy rằng việc cắt giảm thịt đỏ, thịt chế biến sẵn, nước ngọt, đồ chiên, đồ ngọt và món tráng miệng... đều có tác động tích cực đến sức khỏe của xương.

Những thực phẩm giàu canxi, tốt cho xương hơn bạn tưởng rất nhiều

- Đậu phụ: Trong mỗi nửa bát đậu phụ chứa 113,4gr cung cấp 434mg canxi.

- Bột yến mạch: Nửa chén bột yến mạch nguyên chất có chứa 200mg canxi.

- Cá mòi: Trong 106gr cá mòi cung cấp 351mg canxi. Cá mòi cũng chứa vitamin D, dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe của xương.

- Đu đủ: Trong 100g đu đủ, bạn có thể tìm thấy 20mg canxi.

- Bông cải xanh: Bông cải xanh cung cấp rất nhiều canxi, cứ 150gr bông cải xanh lại cung cấp 100mg canxi.

- Hạnh nhân: Theo Healthline, hạnh nhân là loại có hàm lượng canxi cao nhất trong tất cả các loại hạt. Cứ 28g hạnh nhân lại cung cấp 8% lượng canxi cần thiết cho một ngày.

- Quả sung: Cứ 28g quả sung lại chứa 5% lượng canxi cần thiết trong ngày.

- Rau chân vịt: Một chén rau chân vịt nấu chín có thể cung cấp cho cơ thể gần 25% nhu cầu canxi hàng ngày.