Khi trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ, cần biết đặc điểm và sở thích của cây để giúp cây phát triển.
Cây lưỡi hổ là cây gì?
Cây lưỡi hổ là loại cây cảnh, thường được trồng trong vườn, trong nhà để làm đẹp không gian. Tên khoa học là Sansevieria trifasciata, chiều cao khoảng 50 - 60cm.
Đặc điểm của cây lưỡi hổ là có thân dạng dẹt, mọng nước, nhìn có vẻ sắc nhọn nguy hiểm nhưng thân rất mềm, không làm đứt tay khi chạm vào. Trên thân có 2 màu xanh và màu vàng dọc từ gốc đến ngọn. Cây lưỡi hổ khi ra hoa nở thành từng cụm, mọc từ phần gốc lên và có quả hình tròn.
Lưỡi hổ là loại cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới, có tới hơn 70 loài khác nhau như: cây lưỡi hổ cọp, cây lưỡi hổ Thái, cây lưỡi hổ xanh... nhưng phổ biến nhất hiện nay là lưỡi hổ Thái và lưỡi hổ cọp.
Ý nghĩa phong thủy của cây lưỡi hổ
Theo quan niệm của nền văn hóa phương Tây và phương Đông, cây lưỡi hổ trong phong thủy có tác dụng trong việc trừ tà, chống lại sự bỏ bùa, đẩy lùi những điềm xấu, đem lại may mắn và tài lộc cho gia chủ.
Lưỡi hổ còn là món quà ý nghĩa với mong muốn cầu chúc may mắn đến với bạn bè, người thân. Chúc thành công với đối tác. Mừng năm mới tài lộc dồi dào. Mừng tân gia an cư lạc nghiệp.
Theo phong thủy, cây lưỡi hổ còn có tác dụng xua đuổi ma quỷ. Lá lưỡi hổ có hình con dao sắc và được xem như là sức mạnh của chúa sơn lâm nên có khả năng xua đuổi tà khí, hạn chế các xui xẻo đến với gia đình.
Do vậy mọi người thường thấy cây lưỡi hổ được trồng thành một hàng rào trước nhà hoặc trồng thành hàng trước cửa các tòa nhà.
Cây lưỡi hổ thích "uống" nhất 3 loại nước sau đây:
Nước đậu nành
Phương pháp:
- Cho đậu nành vào nồi, thêm nước và đun sôi
- Sau khi để nguội, đổ nước và đậu nành vào xô nhựa, vặn chặt nắp chờ lên men. Nói chung, nó có thể được lên men trong khoảng 2 tháng.
Thời gian sử dụng:
Tưới nước nửa tháng một lần.
Nước đậu nành có thể cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho các loại cây ăn lá như lưỡi hổ, sau khi tưới nước sẽ nhanh chóng mọc chồi mới.
Nước cây liễu
Phương pháp:
- Nhặt cành liễu tươi, dùng kéo cắt thành từng đoạn nhỏ rồi cho vào chai nhựa.
- Cho nước vào chai nhựa, ngâm từ 2 đến 3 ngày rồi sử dụng.
Axit salicylic phong phú trong cành liễu có thể thúc đẩy sự phát triển của cây, nếu bạn dùng nước cành liễu để tưới cho lưỡi hổ nhiều lần, lưỡi hổ sẽ tự nhiên tiếp tục phát triển và lá mới sẽ thường xuyên xuất hiện.
Nó rất phù hợp với lưỡi hổ lâu ngày không mọc lá mới ở nhà.
Bia hơi
Phương pháp:
- Rót bia ra ngoài và để yên trong vài ngày để cồn bay hơi.
- Sau đó thêm 20 lần nước vào để pha loãng.
Dùng loại nước bia này để lau lá lưỡi hổ không những có thể loại bỏ bụi mà còn tăng khả năng quang hợp của lá, giúp lá thêm sáng và bóng.
Một số lưu ý về cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ
Nếu thực hiện theo đúng nguyên tắc dưới đây, bạn sẽ sở hữu được cho mình chậu cây hoàn mỹ.
Tưới nước: Đặc điểm của cây lưỡi hổ là có xuất thân từ vùng đất khô hạn. Do đó, cây có khả năng chịu hạn rất tốt, thường không ưa nước. Trong quá trình chăm sóc, bạn không nên tưới nước cho cây quá nhiều. Ngược lại, cây chỉ cần được tưới từ 1 tuần/lần hoặc 2 tuần/lần tùy vào điều kiện thời tiết. Khi tưới cây, bạn nên dùng bình để phun ẩm cho cây.
Ánh sáng: Đây vốn là loại cây ưa bóng râm, thích nơi có ánh sáng yếu thay vì thời tiết nắng gắt. Bạn nên chọn những khu vực ít nắng để trồng cây là được. Nếu cây được đặt trong nhà, bạn nên cho cây phơi nắng sau 2-3 tháng, thời gian khoảng từ 7-9h sáng.
Nhiệt độ và dinh dưỡng: Nhiệt độ lý tưởng cho cây phát triển là khoảng 20-30 độ. Trong những ngày mùa đông, bạn nên bổ sung thêm dinh dưỡng bằng cách bón phân để cây khỏe mạnh, phát triển. Lân được bón khoảng 3 đến 4 tháng một lần, bón thúc với vị trí cách gốc khoảng 10cm.