K (UT) nói chung và K gan nói riêng là căn bệnh mà khiến mọi người nghe thôi cũng thấy hãi. Bởi, nó còn được gọi với cái tên bệnh hiểm nghèo và hiện vẫn chưa có thuốc chữa. Hơn nữa, triệu chứng ban đầu của nó khá mơ hồ, thường mọi người chỉ nghĩ là những vấn đề sức khỏe vặt vãnh mà thôi. Trong khi đó, muốn có tiên lượng tốt với bệnh K thì việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời là vô cùng cần thiết.
Mình đọc trên báo thấy tỷ lệ K gan ở Việt Nam thực sự ở mức cao, rất nhiều người đã phải ‘ra đi’ vì căn bệnh này khi tuổi đời đang còn trẻ. Vì thế, mình chia sẻ lại những thông tin này ở đây, tha thiết mong mọi người hãy chú ý tới triệu chứng nhất là ở bàn chân. Nếu có thì nên đi khám sớm đi thôi, để lâu rồi chẳng biết thế nào đâu.
Dấu hiệu ở chân cảnh báo K gan. Ảnh minh họa, nguồn: SK&ĐS
Tình trạng K gan ở Việt Nam hiện nay
Tờ Vietnamnet dẫn lời của TS.BS Đỗ Anh Tú (Phó Giám đốc Bệnh viện K cơ sở Tam Hiệp, Hà Nội) như sau: Tỷ lệ người không qua khỏi do K gan tại Việt Nam ở mức cao với hơn 25.000 ca/năm. Con số này tương đương với 21% tổng số người không qua khỏi vì UT. Nó cũng gấp 3,8 lần tổng số ca ‘ra đi’ sau khi bị va chạm giao thông năm 2020 (6.700 ca).
Đây là căn bệnh đứng top 1 trong số bệnh hiểm nghèo ở Việt Nam. Nguyên nhân gây bệnh bao gồm virus, lối sống không khoa học, dùng quá nhiều rượu bia, chế độ ăn uống…
‘Tỷ lệ người ‘về cõi vĩnh hằng’ do K gan ở Việt Nam cao vì chẩn đoán ở giai đoạn muộn. Chỉ có 10% bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn sớm, còn lại đều phát hiện khi đã muộn. Lúc này, việc điều trị rất khó khăn mà chi phí cũng lớn’, TS. BS Anh Tú nói.
Ở nước ta, 90% số người bị K gan là dạng K biểu mô tế bào gan. Theo Globocan năm 2020 tỷ lệ mắc mới của K gan ở Việt Nam là 26.418 ca/năm, chiếm 14,5% tổng số ca bị UT. Hơn nữa, 77% số ca mắc bệnh này là nam giới.
Đặc biệt, các triệu chứng ở giai đoạn đầu của bệnh khá mơ hồ, thường khiến mọi người rất dễ nhầm lẫn.
Tỷ lệ người bị K gan ở Việt Nam không hề thấp. Ảnh minh họa, nguồn: toutiao
Cảnh giác với 3 triệu chứng ‘tố cáo’ K gan đang đến gần
+ Mao mạch ‘chân nhện’:
Khi có một khối u xuất hiện tại chân, ở giữa có một chỗ lồi màu đỏ, xung quanh nhiều mao mạch như chân nhện với kích thước từ vài mm đến vài cm thì không được chủ quan. Đặc biệt, nếu bạn ấn mạnh vào điểm giữa mà mạch máu này nhanh chóng biến mất. Sau khi bỏ ra lại trở lại bình thường thì hãy cẩn trọng. Bởi, đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh xơ gan. Trong khi đó, xơ gan nếu không được điều trị thì sớm muộn gì cũng tiến triển thành K gan.
+ Tăng các đường chỉ trên lòng bàn chân:
Sau khi xuất hiện khối u biểu mô tế bào gan sẽ có sự gia tăng các đường chỉ trên lòng bàn chân. Với một người khỏe mạnh, lòng bàn chân thường mịn màng. Nhưng nếu một ngày bạn thấy lòng bàn chân đột nhiên xuất hiện nhiều đường chỉ, số lượng ngày càng nhiều chỉ trong thời gian ngắn thì hãy đi kiểm tra gan ngay.
Lý do là vì khối u xuất hiện khiến quá trình trao đổi chất và khả năng giải độc bị ảnh hưởng. Khi ấy, độc tố trong máu sẽ nhanh chóng bị dồn xuống chân rồi tích tụ lại ở đó. Khi đạt tới lượng nhất định, nó sẽ hình thành nên các đường chỉ nhỏ ở lòng bàn chân.
+ Sưng chân:
Đôi khi chúng ta cũng có thể bị phù nề chân sau khi ngủ dậy. Nguyên nhân thì có nhiều như: Khi mang thai hoặc những người ăn mặn, người bị gout, bị bệnh thận, K gan… đều xuất hiện dấu hiệu này. Do đó, không được chủ quan khi thấy chân mình phù lên.
Lý do bị K gan mà lại phù chân là vì khối u xuất hiện làm giảm áp lực thẩm thấu của máu. Điều này vô tình làm tăng sự tích tụ chất lỏng tại chân.
Có 2 dạng phù nề thường gặp khi khối u gan xuất hiện là phù mềm và phù mềm. Trong đó, phù mềm là dạng phù dịch, bệnh nhân dùng tay ấn vào phần sưng thấy bị lõm xuống và không có sự đàn hồi trở lại. Tình trạng phù mềm có thể khiến trọng lượng cơ thể của bệnh nhân tăng lên.
Còn phù cứng thì lại thường liên quan tới tuyến giáp. Người bệnh bị phù ở chân, sau đó kéo theo sự phù ở toàn cơ thể.
Đây là những thông tin mà mình tổng hợp được trên báo. Một lần nữa tha thiết mong mọi người hãy chú ý tới các triệu chứng cảnh báo. Đừng để khi đến viện lại nhận được cái thở dài, lắc đầu của bác sĩ thì khổ lắm.