Hồi mang bầu tháng thứ 4, em đi khám thai thì bác sĩ thông báo bị thiếu nước ối, khuyên về nhà nên uống thật nhiều nước, đặc biệt là nước dừa tươi.
Thế là đều đặn mỗi ngày ngoài uống nhiều nước lọc, em còn đều đặn uống thêm 1 trái dừa. Cũng vì vậy nên ngày đi đẻ, em sinh sở cực suôn sẻ, em bé ra đời trắng trẻo, bụ bẫm (dù vợ chồng em đều đen nhẻm).
Ai cũng suýt xoa khen "mẹ cú con công", nhưng có lẽ chỉ có bác sĩ là hiểu rõ nhất điều này. Không phải có bầu cứ uống nước dừa là tốt đâu nha các mẹ, nhờ có bác sĩ hướng dẫn em mới biết uống nước dừa đúng thời điểm, đúng cách để tốt cho mẹ, bổ cho con. Mẹ nào đang bầu bì thì áp dụng xem sao nhé!
1. Nước dừa: Tăng ối, dễ đẻ, trắng da thai nhi
- Làm trắng hồng da thai nhi của nước dừa: Dân gian truyền tụng công dụng làm trắng hồng da của nước dừa nên rất nhiều mẹ bầu chăm uống loại nước tự nhiên này. Mặc dù đến nay vẫn chưa có nghiên cứu xác thực điều này tuy nhiên nước dừa vẫn hỗ trợ nhiều mặt cho sự phát triển của thai nhi.
- Đẻ nhanh: Theo dân gian truyền lại, khi cơ thể bà bầu bắt đầu xuất hiện các cơn co thắt, mẹ hãy lấy một quả dừa tươi đã chặt phía trên phần đầu, rồi để lên bếp đun nóng. Sau đó uống hết chỗ dừa đó khi vẫn còn nóng và ăn thêm một quả trứng luộc. Hai loại thực phẩm này sẽ giúp cổ tử cung của mẹ mở rộng, nhanh hơn.
- Bổ sung chất điện phân: Trong nước dừa có đủ thành phần kali, natri, photpho và canxi nên có thể giúp mẹ bầu điều chỉnh được pH, tăng hoạt động của các cơ, duy trì huyết áp và cân bằng chất lỏng.
Ảnh minh họa
- Nước uống không có hóa chất: Không chỉ có chất điện giải, nước dừa còn có cả vitamin nhóm A, nhóm B và nhiều loại vitamin khác. Quan trọng nhất, đây là loại nước giải khát hoàn toàn tự nhiên, không hóa chất và không chất bảo quản để đảm bảo không gây hại cho thai nhi.
- Lượng đường thấp: Nước mía dù rất tốt nhưng lại quá nhiều đường nhưng dừa lại khác. Mỗi ly nước dừa đầy chỉ chứa khoảng 6g đường. Do đó, nếu lo ngại tiểu đường thai kỳ, mẹ có thể thay thế nước mía bằng nước dừa.
- Ngăn ngừa bệnh lý thai kỳ như táo bón, ợ hơi. Đồng thời, nước dừa cũng giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm khi mang thai.
2. Thời điểm vàng để bà bầu uống nước dừa
Chú ý: Do phải đáp ứng nhu cầu tuần hoàn máu của mẹ, duy trì nước ối và tuần hoàn máu cho thai nhi, nhu cầu nước hằng ngày của mẹ bầu cũng tăng lên. Khi mang thai, mẹ cần phải uống mỗi ngày đủ 3 lít nước với đủ các nguồn nước khác nhau từ nước lọc, nước canh, nước trái cây cho đến nước dừa. Riêng với nước dừa, nó có thể đem lại nhiều lợi ích nhưng đồng thời tồn tại những rủi ro. Vì thế, để đảm bảo an toàn cho thai nhi cần phải biết thời điểm uống phù hợp nhất.
Theo lơi bác sĩ Sản khoa khám cho em khuyên thì từ tháng thứ 4,5,6 của thai kỳ là thời gian tốt nhất để mẹ có thể uống thêm nước dừa mỗi ngày.
Nếu uống quá nhiều vào cuối thai kỳ có thể gây dư ối, còn những tháng đầu có thể khiến mẹ bị lạnh bụng và thai nhi chịu những ảnh hưởng xấu do lúc này mẹ vẫn còn nghén nặng. Tuy nhiên, ngay cả khi uống nước dừa vào giữa thai kỳ, mẹ cũng không nên uống quá nhiều, chỉ 3 – 4 lần một tuần hoặc 100 – 150ml/ngày là đủ.
3. Cách uống nước dừa tốt cho bà bầu
- Không uống nước dừa vào buổi tối, trước khi đi ngủ vì có thể làm mẹ mất ngủ khi phải tiểu tiện nhiều.
- Khi người đang mệt, không nên uống nước dừa ngay sẽ rất dễ bị ngộ độc.
- Chỉ uống nước dừa một lượng vừa phải trong 3 tháng giữa và những tháng cuối thì không được uống.
- Nước dừa có một lượng đường nhất định nên khi uống thêm phải thường xuyên đi kiểm tra lượng đường trong máu.
- Uống nước dừa ngay sau khi chặt và không để qua đêm mới uống.