Mượn tiền người khác không trả phải gánh nghiệp rất nặng, con cháu đời sau phải nai lưng trả nghiệp: Đó là gì?

   

Theo quan niệm từ xưa, việc vay tiền không trả sẽ khiến bạn gánh nghiệp rất nặng, không chỉ ở kiếp này mà còn ảnh hưởng đến con cháu đời sau.

Chắc hẳn đâu đó trong cuộc sống, chúng ta bắt gặp những câu chuyện đau lòng liên quan đến tiền bạc. Nhiều người khi vay thì quỵ luỵ, ngon ngọt nhưng đến khi bị đòi tiền thì mãi không trả thậm chí không có ý định trả. Tuy nhiên, theo quan niệm từ xưa, việc vay tiền không trả sẽ khiến bạn gánh nghiệp rất nặng, không chỉ ở kiếp này mà còn ảnh hưởng đến con cháu đời sau.

Nghiệp chướng người quỵt nợ phải đối diện ở đời này

+ Có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự:

Pháp luật quy định vay tiền, vay tài sản là quan hệ dân sự. Trong Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên. Theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay. Khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Đồng thời, Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.

Quan hệ dân sự vay tài sản chuyển thành quan hệ hình sự nếu cơ quan điều tra có căn cứ cho thấy việc nhận tiền thông qua thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt chính là số tiền đã vay. Thủ đoạn gian dối và mục đích chiếm đoạt tài sản phải có trước thời điểm nhận tiền thì người vay tiền mới phạm tội này. Trường hợp bị kết tội về tội danh này thì các bị can phải đối mặt với khung hình phạt cao nhất của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo điều 174 Bộ luật hình sự là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

+ Tài sản bị mất: Người muốn chiếm không số tiền mồ hôi nước mắt của người khác sớm muộn cũng gặp quả báo. Trên đời này luật nhân quả không trừ một ai, đặc biệt trong trường hợp này, luật nhân quả thường đến sớm. Người đi vay nhưng không có ý định trả có thể bị cướp, bị lừa hoặc gặp tai nạn dẫn đến mất tài sản.

+ Gặp vấn đề tài chính: Người đi vay không trả có thể gặp vấn đề về tài chính, gặp khó khăn trong việc kiếm tiền hoặc nợ nần chồng chất.

+ Có vấn đề về sức khỏe: Người vay không trả có thể bị bệnh hoặc tai họa liên quan đến sức khỏe. Số tiền chữa bệnh còn gấp rất nhiều lần số tiền họ chiếm dụng một cách vô lý.

+ Gặp khó khăn trong cuộc sống: Người đi vay có thể gặp khó khăn trong cuộc sống, chẳng hạn như gia đình tan vỡ. Cuộc sống hôn nhân không suôn sẻ hoặc gặp vấn đề trong công việc.

Nghiệp chướng con cháu người quỵt nợ sẽ gặp

+ Sinh ra trong nghèo khó: Người vay tiền quỵt nợ có thể sinh con ra trong một gia đình nghèo khó và gặp rất nhiều khó khăn trong việc kiếm sống. Mặc dù đời sau cố gắng nhưng những nghiệp chướng do đời trước để lại quá lớn, không có cách nào thoát khỏi nghèo khó, túng quẫn.

+ Sinh ra để làm kẻ lừa đảo: Con cháu người đi vay không trả đó có thể sinh ra đã mang số mệnh là kẻ lừa dối, làm việc ác. Quy luật cứ tuần hoàn và gia đạo bất an.

Làm thế nào để giải quyết nghiệp chướng?

Nếu bạn đã từng vay tiền của người khác và chưa trả lại có thể thực hiện những điều sau để giảm nghiệp chướng cho bản thân và con cháu đời sau:

+ Hãy cầu xin sự tha thứ từ người vay. Điều này có thể được thực hiện bằng cách cầu nguyện, thể hiện lòng nhân ái hoặc lập công đức và hồi hướng công đức cho các chủ nợ của bạn.

+ Trả nợ trong trường hợp nợ vẫn có thể trả được, bạn nên trả giá càng sớm càng tốt.

+ Làm điều thiện và tránh điều ác. Hãy cố gắng làm điều thiện và tránh điều ác. Để tạo công đức đền bù những nghiệp đã làm.