Nếu bạn thấy trên cơ thể mình bị ngứa 1 trong 7 vị trí này hãy lưu ý nhé, đừng chủ quan kẻo ngày sau ôm hận.
Ngứa ở 7 vị trí là dấu hiệu cảnh báo khối u ác tính xuất hiện
Ngứa mắt – Bệnh về gan
Ngứa mắt là tình trạng thường gặp. Nó có thể xuất hiện khi mắt bạn bị khô hoặc gặp một số bệnh lý về mắt. Tuy nhiên, nếu thường xuyên bị ngứa mà không rõ nguyên nhân thì hãy cẩn thận. Bởi, đó rất có khả năng là triệu chứng của các bệnh về gan, trong đó có K gan.
Khi gan có vấn đề, quá trình đào thải độc tố sẽ bị chậm lại. Gan càng suy yếu thì quá trình này diễn ra càng chậm. Chất độc bị ứ đọng trong cơ thể sẽ bị phân tán đi nhiều nơi và gây ngứa, trong đó có mắt. Kèm theo đó, bệnh nhân sẽ xuất hiện triệu chứng nhức mỏi mắt.
Ngứa da vùng cổ
Ngứa ở vùng da cổ có thể do tiếp xúc với hóa chất, môi trường, bị dị ứng… Song, nó cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề về sức khỏe.
Cổ là nơi tập trung hệ thống giải độc và hệ bạch huyết. Do đó, nếu đột nhiên bị ngứa cổ và kéo dài thì rất có thể hệ bạch huyết đã bị tổn thương.
Những người bị UT hạch cũng xuất hiện triệu chứng ngứa cổ. Kèm theo đó, bệnh nhân sẽ có triệu chứng xuất hiện hạch ở cổ có kích thước lớn hơn 1cm. Khi sờ vào thấy hạch này dính chặt với các mô xung quanh, bờ giới hạn không rõ ràng, sờ nắn sẽ thấy đau và mật độ cứng chắc.
Ngứa bụng – Đái tháo đường
Viêm da tiếp xúc, bệnh chàm, vảy nến, côn trùng cắn, mang thai… đều có thể gây ra tình trạng ngứa ở vùng da bụng. Những vấn đề này thường gây ra cảm giác ngứa nhưng nó ở một vùng bụng nhất định và sẽ mất đi nếu bạn sử dụng thuốc hoặc dưỡng ẩm cho da.
Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, thường xuyên xảy ra và không có vị trí ngứa cụ thể thì đừng chủ quan. Đây là dấu hiệu cho thấy lượng đường huyết tăng cao đấy. Do đó, tốt nhất bạn nên đi khám sớm vì đường huyết cao sẽ làm tăng nguy cơ bị đái tháo đường. Mà đái tháo đường là bệnh lý mãn tính nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng khôn lường.
Ngứa ‘vùng dưới’ K phụ khoa
Hầu hết các bệnh lý phụ khoa đều xuất hiện triệu chứng ngứa. Nếu nó chỉ ngứa bình thường hoặc trong kỳ ‘dâu’ rụng kèm triệu chứng nổi ban đỏ thì là do viêm da tiếp xúc. Điều này không đáng ngại, bạn chỉ cần xác định thứ gây viêm, dị ứng kia và loại bỏ nó là được. Thông thường, băng vệ sinh là nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Tuy nhiên, nếu tình trạng ngứa này của bạn không được cải thiện, thậm chí ngày càng có xu hướng ngứa ngáy hơn khiến bạn mệt mỏi thì hãy cẩn thận. Bởi, từ viêm nhiễm thông thường cho tới UT phụ khoa đều có kèm triệu chứng ngứa.
Ngứa lòng bàn tay, bệnh gan
Bình thường, bạn có thể bị ngứa lòng bàn tay, bàn chân do bị nước ăn hoặc các bệnh về da. Song, nếu bỗng nhiên da không bị viêm, không phát ban là lòng bàn tay, chân bỗng nhiên ngứa râm ran không rõ vị trí. Nhất là kèm với các triệu chứng như vàng mắt, đau bụng âm ỉ, mệt mỏi, sụt cân… thì hãy cẩn trọng. Bởi, đây là những dấu hiệu cho thấy khối u ở gan và tuyến tụy đang hình thành.
Ngứa ở ngực – K vú
Với phụ nữ, đây là khu vực luôn cần phải chú ý. Hơn nữa, K vú cũng là căn bệnh phổ biến nhất trong số bệnh hiểm nghèo ở nữ giới. Mỗi năm có rất nhiều người mắc mới. Do đó, nếu đột nhiên bị ngứa ở vùng này kèm triệu chứng nổi mẩn đỏ, da sần sùi như vỏ cam thì hãy cẩn trọng. Tốt nhất, chị em nên đi khám và tiến hành tầm soát định kỳ.
Tất nhiên, không phải lúc nào ngứa cũng à biểu hiện của bệnh UT. Nó còn có thể do tình trạng viêm da gây ra nữa. Nhưng tóm lại thì đi khám vẫn hơn.