Có bao giờ bạn nghĩ rằng khi đêm đến, khi chúng ta đang ngủ, các tế bào ung thư cũng có thể di căn hết sức mình?
1. Nghiên cứu mới: Các tế bào ung thư di căn dễ dàng hơn vào ban đêm
Vào ngày 22/6/2022, một nghiên cứu mới tìm hiểu thời điểm các tế bào ung thư di căn nhanh chóng đã được công bố trên tạp chí Nature.
Để phát hiện nồng độ của các tế bào ung thư tuần hoàn trong cơ thể khi con người ở trạng thái tỉnh táo và ngủ say, các nhà nghiên cứu đã thu thập các mẫu máu từ 30 bệnh nhân nữ bị ung thư vú trong 2 thời điểm thức dậy vào buổi sáng và ngủ vào buổi tối. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng các tế bào ung thư có nhiều khả năng tuần hoàn vào máu vào ban đêm nhiều hơn là vào ban ngày.
Với nghiên cứu này, rõ ràng là "các khối u thức dậy khi bệnh nhân đang ngủ", đồng tác giả Nicola Aceto, một nhà sinh vật học ung thư tại Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ ở Zurich, Thụy Sĩ cho biết. "Đó là một 'bước tiến' trong việc tìm hiểu về di căn", ông nói.
Nguyên nhân của hiện tượng này có thể liên quan đến nhịp điệu ngày và đêm. Melatonin khác nhau giữa ngày và đêm là yếu tố sự di căn của các tế bào ung thư.
2. Câu hỏi đặt ra: Thức khuya có thể chống ung thư không?
Năm 2019, Đại học Hồng Kông đã công bố một nghiên cứu liên quan bằng cách khảo sát 49 bác sĩ hoàn toàn khỏe mạnh tại các bệnh viện địa phương, bao gồm cả các bác sĩ phải trực qua đêm và không trực. Các bác sĩ được tiến hành phân tích mẫu máu. Kết quả cho thấy các bác sĩ trực qua đêm có DNA bị gãy 30% so với các bác sĩ không phải trực, có nghĩa là càng thức khuya, DNA càng bị đứt và khả năng sửa chữa càng kém.
Thức khuya không chỉ gây hại cho những người khỏe mạnh, mà còn gây hại lớn hơn cho bệnh nhân ung thư.
Các giáo sư của Văn phòng Kiểm soát và Phòng ngừa Ung thư Tỉnh Hồ Nam giải thích rằng: Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phục hồi chức năng của bệnh nhân ung thư, làm giảm khả năng miễn dịch của bệnh nhân và đẩy nhanh sự sinh sản và phát triển của các tế bào ung thư.
Ngoài ra, melatonin có thể làm giảm thiệt hại cho DNA tế bào. Thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đến sản xuất melatonin, cũng có thể thúc đẩy sản xuất estrogen, dẫn đến sự tăng trưởng và phát triển của một số khối u.
3. Vậy, có nên ngủ không?
Giáo sư Chen Xiaobing, Ủy viên Hội đồng chuyên môn khoa học y tế của Hiệp hội Bệnh viện Nghiên cứu tỉnh Hà Nam và Bệnh viện Ung bướu tỉnh Hà Nam, cho biết: Hầu hết bệnh nhân ung thư sau khi khởi phát bệnh đều đề cập đến thiếu ngủ. Ông nhắc nhở mọi người, nếu giấc ngủ không đạt 6 giờ, có thể làm tăng tỷ lệ mắc ung thư. Vì vậy, mọi người cần đảm bảo ngủ sâu, đủ 6 giờ mỗi ngày.
Những dấu hiệu xuất hiện vào ban đêm cảnh báo ung thư đã "tìm đến cửa"
Nhiều bệnh ung thư xuất hiện một số triệu chứng đặc biệt vào ban đêm, nếu được phát hiện có một số dấu hiệu sau đây, hãy cảnh giác:
1. Đau vào ban đêm
Nếu cơn đau ngày càng tăng xảy ra khi bạn nằm ngủ vào ban đêm, cần phải cảnh giác rằng đằng sau cơn đau này có thể là ung thư. Cơn đau thông thường thường nghiêm trọng khi hoạt động, giảm khi nghỉ ngơi. Cơn đau do ung thư thường rõ rệt hơn vào ban đêm, sau khi nghỉ ngơi cũng không thuyên giảm. Điều này có thể là do sự phân tâm ban ngày và tập trung vào ban đêm nên sẽ có một cảm giác đau rõ ràng hơn.
2. Sốt
Sốt ung thư có một đặc điểm rõ ràng là sốt vào ban đêm và buổi chiều, ít sốt vào buổi sáng. Nhiệt độ cơ thể thường từ 37,3 đến 38 độ C.
3. Đổ mồ hôi trộm
Hầu Thục Linh, Trưởng khoa Ung thư hạch, Trung tâm Ung thư, Bệnh viện Bethune, Sơn Tây, Trung Quốc cho biết, đổ mồ hôi trộm có thể là dấu hiệu của một số bệnh ung thư, phổ biến nhất là ung thư hạch. Ngoài ra có thể kèm theo các triệu chứng như giảm cân.
Tất nhiên, sự xuất hiện của những triệu chứng này không nhất định là do ung thư, nhưng bạn cũng cần phải cảnh giác, tốt nhất là đến bệnh viện để kiểm tra kịp thời.