Bình thường tóc bạc chỉ gặp ở người ở độ tuổi xế chiều do chức năng của cơ thể bị suy giảm nên tóc bạc dần và rụng đi.
Vậy nhưng tình trạng này ngày càng gặp nhiều ở những người còn rất trẻ, thậm chí mới chỉ U20, U30 mọi người ạ. Vì sao vậy?
Sau khi đọc thông tin trên báo, mình thấy Bác sĩ Châu Lệ Á, trưởng Khoa Châm cứu, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Quốc ở tỉnh Sơn Tây chia sẻ rằng, bất kể nam hay nữ, việc mọc tóc bạc ở các vị trí khác nhau cũng phản ảnh các bộ phận trên cơ thể có vấn đề đấy ạ.
Giờ mình chia sẻ thông tin này bên dưới cho những ai quan tâm nha.
Nhiều người còn rất trẻ, thậm chí mới chỉ U20, U30 tóc đã bạc. Ảnh minh họa/Nguồn: Health
Tóc ở vùng thái dương trắng: Suy giảm chức năng gan, túi mật hoạt động không tốt
Theo y học cổ truyền Trung Quốc thì vùng phản xạ tạng phủ tương ứng với thái dương là gan. Gan dự trữ máu, như vậy hoạt động của máu có liên quan đến chức năng của gan.
Khi gan bình thường, khí huyết dồi dào ở gan thì tóc sẽ dày và đen nhờ các tạng phủ và nang tóc của toàn thân đều được máu nuôi dưỡng.
Ngược lại, khi chức năng gan bị tổn thương, gan khí bị ngưng trệ sẽ dẫn đến khí huyết lưu thông kém, từ đó khiến việc cung cấp dinh dưỡng cho tóc cũng bị tắc nghẽn, dẫn đến tóc bị tổn thương, tóc vùng thái dương dễ rụng và trắng.
Với những người thường xuyên nổi nóng, tâm trạng xấu hay trầm cảm cũng sẽ khiến khu vực 2 bên mai xuất hiện tóc trắng. Ngoài ra, gan yếu cũng dẫn đến tình trạng đắng miệng, khô miệng hay đau mắt…
Tóc bạc sau gáy: Thận suy yếu
Nếu thấy phần tóc dài màu trắng sau đầu, có liên quan đến sự suy giảm của chức năng của thận.
Nếu như thận khí bị thiếu hụt và kinh mạch bàng quang bị ảnh hưởng, sẽ gây ra triệu chứng tóc bạc trắng sau gáy. Ngoài ra còn dẫn tới tình trạng bị đi tiểu nhiều lần, đái dầm hoặc tiểu ít.
Trong trường hợp này, bạn cần bồi bổ thận khí kịp thời, có thể ăn tôm, sò điệp, quả sói rừng, các loại hạt, hạt mè đen, đậu đen… Ngoài ra, những người thận yếu cũng không nên nhịn tiểu nếu không tình trạng bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn.
Tóc trắng trên trán: Chức năng lá lách và dạ dày kém
Nhiều người thấy trên trán xuất hiện tóc bạc, điều này là do tỳ vị và dạ dày trong cơ thể không hòa hợp.
Ngoài tóc bạc trên trán, bạn còn có thể thường xuyên đầy bụng, ợ hơi, khô miệng, đắng miệng và chất thải dính.
Nguyên nhân chính khiến chức năng của dạ dày và lá lách bị suy giảm là do thiếu hụt dinh dưỡng do ăn uống không đầy đủ.
Ngoài ra, do áp lực công việc quá lớn, suy nghĩ quá nhiều, lao động quá sức, tâm trạng đau buồn kéo dài cũng khiến tinh thần không ổn định, từ đó bạn dễ bị mất ngủ, suy nhược thần kinh và khiến tóc nhanh bạc.
Tóc bạc sớm có liên quan đến sự suy giảm của chức năng của thận. Ảnh minh họa/Nguồn: Health
Vậy làm thế nào để ngăn ngừa tóc bạc sớm?
+ Tăng cường dinh dưỡng
Việc duy trì chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh, không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh, mà còn giúp bạn tránh khỏi tình trạng tóc bạc sớm.
Vì vậy, háy bổ sung các thực phẩm tốt cho sức khỏe, giúp nuôi dưỡng tóc như đậu đen, mè đen hay hạt óc chó…
+ Tránh thức khuya
Thói quen thức khuya sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và tinh thần. Hơn nữa, nó còn đẩy nhanh quá trình lão hóa, không tốt cho các cơ quan nội tạng, khiến tóc bạc sớm.
Vì thế, việc ngủ đủ giấc, đúng giờ sẽ giúp cơ thể hồi phục năng lượng sau một ngày dài làm việc, giúp nội tạng khỏe mạnh từ đó hạn chế tình trạng tóc bạc sớm.
Như vậy qua những thông tin báo chí vừa chia sẻ ở trên, có thể thấy mỗi vị trí tóc bạc ở người trẻ có thể cảnh báo các bệnh khác nhau của cơ thể. Vì vậy hãy giữ tinh thần ổn định, duy trì lối sống lành mạnh, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và đúng cách để hạn chế tình trạng tóc bạc sớm nha.