Người xưa dạy: Chiều con là hại con, 6 điều cha mẹ phải tránh khi dạy dỗ con cái để hưởng lợi cả đời

   

Đây là 9 thói quen không tốt trong việc giáo dục và nuôi dạy con trẻ mà tin rằng phụ huynh nào cũng từng gặp phải.

Có sự đặc biệt trong đối xử với trẻ

Ở trong nhà xem trẻ con là người có địa vị cao nhất, đặc biệt là không làm cho đứa trẻ mất vui dù một chút. Có đồ ăn ngon đều dành cho con trẻ…Cứ như thế vô tình con trẻ sẽ tự coi mình là trung tâm, ý thức mình là nhất, là nhân vật quan trọng nhất trong nhà, qua thời gian lâu dài trẻ sẽ sinh ra tâm ích kỷ, dần mất đi sự đồng cảm, chia sẻ mà dẫn đến không biết quan tâm, yêu thương người khác.

Bảo vệ trước mặt con trẻ

Cổ nhân có câu: “Tử bất giáo, phụ chi quá” (con không có giáo dục, là lỗi của người làm cha). Có đôi khi người cha đang nghiêm nghị dạy con thì người mẹ lại thường hay xen vào ngăn cản, bảo vệ con theo kiểu: “Con đang nhỏ, cần gì nghiêm khắc như thế”, hoặc đôi khi cha mẹ đang dạy dỗ con cái thì ông bà sẽ bênh cháu: “Các ngươi không thể đòi hỏi quá cao như vậy, trẻ con khi lớn lên sẽ tự hiểu biết. Ngày xưa các ngươi bằng tuổi nó cũng đâu có làm được như nó bây giờ”.

Càng bênh vực con trẻ thì càng khiến chúng trở nên hung hăng, ích kỷ, coi thường người khác mà thôi.

khong-trach-con

Dễ dàng thỏa mãn đòi hỏi của trẻ

Trẻ muốn gì thì cha mẹ lập tức đáp ứng cái đó, lâu dần được thỏa mãn dễ dàng thì chúng sẽ sinh ra thói hư tật xấu. Thế nên làm cha mẹ nên giáo dục con cái có làm thì mới có ăn, khiến chúng trở thành người biết trân quý đồ ăn, không lãng phí tiền bạc.

Thói quen lười biếng, cầu thả

Trong sinh hoạt hàng ngày cha mẹ thường dung túng trẻ con, ăn uống, học tập không cho trẻ có quy củ nề nếp. Trẻ làm gì cũng không quản, ngủ muộn…Những đứa trẻ như vậy khi lớn lên sẽ mất đi sự hiếu động, trưởng thành sẽ có tính cẩu thả.

nguoi-con-hieu-thao-3-1-e1630119770691

Cha mẹ khẩu cầu, năn nỉ con cái

Ví dụ như một mặt dụ dỗ, một mặt năn nỉ con cái ăn uống, hứa hẹn sẽ cho con cái này cái kia khi ăn hết cơm. Tâm lý của trẻ con là càng năn nỉ thì chúng càng ưỡn ẹo, càng đề cao đòi hỏi, như vậy không những làm cho con không phân biệt được đúng sai, mà làm cho con trở thành người không có trách nhiệm, tính cách không tự nhiên phóng khoáng, hơn nữa trong mắt trẻ sự uy nghiêm của cha mẹ cũng không còn, như vậy giáo dục con lại càng gặp khó khăn.

Làm thay con

Cổ nhân có câu: “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”. Nhưng làm cha mẹ bởi vì yêu thương, cưng chiều, không đành lòng đối với con cái mà bỏ qua việc dạy dỗ con biết lao động, biết thế nào là cảm giác sung sướng, tự hào khi thấy được thành quả lao động của chính mình.

Nhiều bậc cha mẹ lúc nào sợ con vất vả, sợ con không làm được nên tự mình làm hết. Cứ như vậy thì sẽ làm mai một đi tính chăm chỉ, thiện lương trong tính cách đứa trẻ, khi trưởng thành đứa trẻ trở nên lười biếng, vô trách nhiệm, không biết chia sẻ với mọi người.