Phải tắt nguồn điện thoại ngay khi nhận được 2 kiểu tin nhắn này, cẩn thận mất sạch tiền

   

Nếu nhận được tin nhắn kiểu như này, hãy tắt nguồn điện thoại ngay.

Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và những tiện ích trên điện thoại thông minh, nhiều kiểu lừa đảo mới hình thành. do kiến thức hạn hẹp, thiếu hiểu biết hoặc chưa nắm bắt được tình hình mà nhiều người bị lừa mất hết tiền của. Cũng bởi kẻ lừa đảo dấu mặt, chỉ thực hiện qua điện thoại nên người bị hại rất khó để lấy lại tiền, khả năng bắt được kẻ phạm tội cũng vô cùng khó khăn.

Hiện nay, xuất hiện 2 chiêu lừa đảo mới dưới đây, nếu nhận được tin nhắn như này hãy nhanh chóng tắt nguồn điện thoại.

lua-dao4

Lừa đảo bằng thiết bị theo dõi

Nếu chúng ta ít nhiều có thể tránh được những trò gian lận trước đó bằng cách dựa vào phán đoán của mình, thì phương pháp lừa đảo sau đây tinh vi hơn nhiều. Chiêu lừa đảo mới này chính xác là một thiết bị sẽ được bọn tội phạm bí mật cài đặt ở mọi ngóc ngách, thường là ở những nơi mà bọn tội phạm đã từng đến và quen thuộc.

Thiết bị này sẽ liên tục hoạt động, luôn quét số điện thoại di động của người dùng trong phạm vi phủ sóng của nó và chặn mã xác minh mà điện thoại di động này nhận được. Bởi vì, số điện thoại di động và mã xác minh đủ để thực hiện nhiều chiêu lừa đảo. Nhóm tội phạm này sẽ gửi tin nhắn thông báo tín hiệu mạng kém,

Điều này cho phép bọn tội phạm chặn mã xác minh và người dùng sẽ không nhận được mã xác minh và hầu hết họ sẽ nghĩ là mạng kém nhưng tin nhắn lừa đảo được gửi đến. Nếu người dùng vẫn bật điện thoại, toàn bộ thông tin như số CMND, tài khoản nhân hàng… sẽ bị lấy cắp và đối tượng lừa đảo sẽ rút sạch tiền trong tài khoản.

Theo đó, khi nhận được tin nhắn tín hiệu mạng kém, người dùng cần tắt nguồn điện thoại ngay lập tức để bọn lừa đảo không thể xâm nhập được vào điện thoại và lấy đi thông tin tài khoản ngân hàng và rút sạch tiền của người dùng.

Công an tỉnh Hà Nam, Trung Quốc cho biết, những chiêu lừa đảo trên rất tinh vi, không chỉ người dân bị lừa mà nhiều các bộ công an cũng đã bị lừa. Theo đó, công an tỉnh Hà Nam, Trung Quốc khuyến cáo khi gặp phải các trường hợp trên, người dân cần tắt nguồn điện thoại ngay lập tức để không bị mã độc xâm chiếm điện thoại và lấy đi những thông tin quan trọng.

Ngoài ra, công an cũng khuyến cáo thêm, không chuyển tiền, cung cấp thông tin cá nhân, mã OTP, tài khoản E-Banking theo yêu cầu từ người lạ. Cài đặt bảo vệ các tài khoản mạng xã hội bằng xác thực 2 lớp. Nếu tài khoản mạng xã hội hack, chiếm quyền sử dụng, nên công bố ngay cho những người thân quen, bạn bè có trong danh bạ biết để phòng ngừa loại tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Đặc biệt, nếu nhận được tin nhắn từ người thân hỏi vay mượn tiền, chuyển khoản, nạp thẻ điện thoại... nên gọi điện thoại hoặc gặp trực tiếp để hỏi chính xác trước khi chuyển tiền.

lua-dao2

Lừa đảo mua sắm trực tuyến

Những kẻ lừa đảo sử dụng trò lừa đảo này trước tiên sẽ thu thập thông tin mua sắm trực tuyến của người dùng, xác định những gì người dùng đã mua gần đây, sau đó gửi một tin nhắn nói rằng đã xảy ra sự cố với giao dịch mua gần đây của nạn nhân và nạn nhân cần giải quyết nó. Sau đó đối tượng lừa đảo yêu cầu nạn nhân thực hiện các thao tác hoàn tiền và một số yêu cầu khác.

Kẻ lừa đảo yêu cầu người dùng hoàn tiền thường sẽ cung cấp một URL để người dùng có thể hoàn tiền. Khi bị hỏi "Tại sao bạn không hoàn tiền trực tiếp trên phần mềm?", những đối tượng lừa đảo sẽ nói rằng điều đó sẽ làm giảm số lượng đơn hàng và khiến dữ liệu của họ trở nên khó coi và mong người dùng có thể giúp đỡ.

Nếu người dùng thực sự tốt bụng như vậy thì sẽ bị lừa. Sau khi đăng nhập vào website, trang web sẽ nhắc người dùng nhập tài khoản ngân hàng và mã xác minh. Sau đó khi người dùng bấm trả sản phẩm sẽ hiện ra một cửa sổ yêu cầu nhập mật khẩu thanh toán. Thực chất toàn bộ trang web này là do kẻ lừa đảo tạo ra, cả mật khẩu và tài khoản của người dùng đã lấy được rồi, bọn lừa đảo sẽ rút sạch tiền trong tài khoản của người dùng.

Theo đó, nhỡ chẳng may làm theo yêu cầu của bọn lừa đảo, ngay khi nhận được tin nhắn về yêu cầu đăng nhập thanh toán, người dùng cần tắt nguồn điện thoại ngay lập tức để bọn lừa đảo không lấy được thông tin về tài khoản ngân hàng và những thông tin cá nhân khác của người dùng.

Tại Việt Nam, nếu nhận được tin nhắn nghi lừa đảo cần làm gì?

Các cuộc gọi có đầu số lạ: Người sử dụng điện thoại nên cảnh giác với các cuộc gọi nhỡ quốc tế. Các cuộc gọi, tin nhắn quốc tế đến sẽ hiển thị dấu cộng (+) hoặc hoặc dãy số 00 ở đầu, hai số tiếp theo không phải là 84 (Mã nước Việt Nam), ví dụ như: Modova (+373), Tunisia (+216), Equatorial Guinea (+240), Burkina Faso (+226)… Các cuộc gọi này được nháy máy từ thuê bao nước ngoài tới các số điện thoại di động trong nước nhằm mục đích lừa đảo để người sử dụng gọi lại và phát sinh cước viễn thông rất cao. Do đó, nên cân nhắc khi gọi lại các cuộc điện thoại có đầu số quốc tế nếu không phải từ người quen biết.

Cuộc gọi yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng: Trên thực tế, đã có rất nhiều người bị đánh cắp thông tin để chiếm đoạt tài sản từ các cuộc điện thoại. Thủ đoạn lừa đảo của chúng thường là: Thông báo thông tin giả về việc trúng thưởng từ ngân hàng hoặc các công ty lớn, yêu cầu cung cấp mật khẩu OTP khách hàng hay lấy lý do nào đó yêu cầu cung cấp thông tin về thẻ hoặc tài khoản ngân hàng. Ngoài ra, các đối tượng lừa đảo còn giả mạo cán bộ ngân hàng, yêu cầu cung cấp mật khẩu, mã PIN hoặc thông tin thẻ để xử lý sự cố liên quan đến các dịch vụ ngân hàng hoặc thẻ.

Khi phát hiện các cuộc gọi, tin nhắn có dấu hiệu lừa đảo như trên, người dân cần bình tĩnh, tuyệt đối không làm theo bất kỳ yêu cầu nào của đối tượng. Nếu đối tượng có hành vi đe dọa cần thông báo ngay đến cơ quan Công an để phối hợp xử lý.

Gửi tin nhắn phản ảnh cuộc gọi rác theo cú pháp: V [Nguồn phát tán] [Nội dung cuộc gọi rác] gửi 156;

Gửi tin nhắn phản ánh tin nhắn rác, soạn cú pháp S [Nguồn phát tán] [Nội dung phát tán] gửi 156;

Gửi tin nhắn phản ánh về cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, soạn LD [Nguồn phát tán] [Nội dung cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo] gửi 156.