Sau 40t, nếu hay thấy 6 triệu chứng khi ngủ thì nguy cơ đột quỵ rất cao: Biết trước mà phòng

   

Trước kia nhắc tới đột quỵ người ta hay nghĩ tới tình huống của những người già nhưng nay mọi chuyện đã khác rồi. Bởi, căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa, có những người chỉ mới ba mấy bốn mươi đã bị rồi. Vì thế, từ tuổi 40 trở đi, mọi người cần hết sức cảnh giác với sức khỏe.

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí y khoa của Học viện Thần kinh Hoa Kỳ cho thấy: Số lượng người bị đột quỵ khi đang ngủ có xu hướng gia tăng, nhất là sau độ tuôi 40.

Hiệp hội Đột quỵ Quốc gia Hoa Kỳ cũng đánh giá: sau tuổi 40 cần cảnh giác với các triệu chứng của đột quỵ.

Mình đọc báo thấy người ta có nêu ra những dấu hiệu khi ngủ cảnh báo mạch máu có nguy cơ tắc nghẽn, nhồi máu não đang đến rất gần. Do đó, bạn cần cẩn trọng hơn.

Cụ thể về những dấu hiệu này, mình sẽ chia sẻ ở bên dưới nhé mọi người.

hình ảnh

Cú ý dấu hiệu khi ngủ. Ảnh minh họa, nguồn: Internet

Chảy nước dãi một bên khi ngủ

Thông thường, việc ngủ sai tư thế hoặc ngủ trong tình trạng cơ thể quá mệt mỏi thì bạn sẽ bị chảy nước dãi. Nếu không phải lý do này mà bạn vẫn bị chảy nước dãi thì hãy cẩn thận vì có thể là dấu hiệu của nhồi máu não.

Lý do là vì chứng khó nuốt rất đặc trưng khi đột quỵ. Khi bạn bị đột quỵ, máu không lưu thông đúng cách lên não. Đây là kết quả của cục máu đông hoặc mạch máu bị vỡ.

Thiếu máu não và thiếu oxy gây ảnh hưởng đến các vùng vỏ não. Từ đó dẫn tới rối loạn chức năng dưới lưỡi. Lúc này, nhiều người cảm thấy khó nuốt, thậm chí là đau đớn. Nước dãi có xu hướng chảy sang một bên. Bạn sẽ bị chảy nước miếng một bên, có thể kèm theo nhếch miệng, mắt xếch mà không hay biết.

Đau đầu dữ dội khi ngủ

Vùng đầu có thể xuất hiện cơn đau đầu trước khi bị nhồi máu não, nhất là khi ngủ vào ban đêm.

Nghiên cứu được đăng tải trên Healthline công nhận: Có đến 65% người bị đột quỵ chia sẻ rằng: Họ bị đau đầu liên tục từ trước đó. Vị trí của cơn đau đầu có thể phụ thuộc vào vị trí xảy ra đột quỵ.

Chẳng hạn, đột quỵ phát sinh trong động mạch cảnh (một động mạch chính ở cổ đưa máu lên não) đôi khi gây ra đau đầu ở trán. Đột quỵ hệ thống đốt sống, cung cấp máu cho não sau, có thể gây ra đau đầu ở phía sau đầu.

Tê bì tay chân khi ngủ

Ban đầu, biểu hiện có thể là tê ở mặt dưới cánh tay, dưới chân. Sau đó, mức độ tê sẽ tăng dần lên và chỉ xảy ra ở một bên cơ thể.

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cảnh báo: Lúc này, bạn cần hết sức cảnh giác vì đây có thể là dấu hiệu báo trước của một cơn nhồi máu não.

Các chuyên gia cũng nhận định: Đột quỵ và các cơn thiếu máu não thoáng qua có thể gây tê và ngứa ran ở cánh tay. Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua xảy ra khi một thứ gì đó tạm thời chặn lại dòng máu lên não. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ coi những điều này là tín hiệu cảnh báo đột quỵ.

hình ảnh

Từ tuổi 40 nên chú ý tới các triệu chứng. Ảnh minh họa, nguồn: Internet

Chảy máu cam

Chảy máu cam vào ban đêm khi ngủ cũng nên cảnh giác với cơn nhồi máu não. Vào ban đêm, dòng máu chảy chậm lại, huyết áp ở trạng thái ổn định nhưng lại bị chảy máu mũi đột ngột thì có thể do sự biến động lớn của huyết áp khiến mao mạch ở khoang mũi bị vỡ ra. Từ đó dẫn tới chảy máu mũi. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu do tắc nghẽn não, xuất hiện biểu hiện huyết áp bất thường.

Ho trong khi ngủ

Trong khi ngủ mà thường xuyên bị ho, thậm chí là ho sặc sụa khiến bạn tỉnh giấc thì tốt nhất nên đi kiểm tra sức khỏe sớm. Về mặt lâm sàng, khi ngủ mà bị ho sặc là biểu hiện của nhồi máu não. Nguyên nhân là do các mạch máu trong não bị tắc nghẽn, đè nén dây thần kinh và dẫn tới việc truyền tín hiệu bị chặn lại. Từ đó khiến cơ thể xuất hiện dấu hiệu bất thường.

Đau đầu dữ dội khi ngủ

Trước khi xuất hiện cơn nhồi máu não, cơn đau dữ dội vùng đầu có thể xuất hiện, nhất là khi ngủ, đôi khi cơn đau có thể đánh thức bạn vào ban đêm. Bên cạnh đó, sẽ có hiện tượng co giật, hôn mê… Nếu hiện tượng này trước đây chưa từng xảy ra hoặc hiếm khi xảy ra thì bạn nên quan sát. Trường hợp triệu chứng không thuyên giảm thì nên đến bệnh viện ngay.

Ngày càng nhiều người trẻ bị đột quỵ, người sau 40 tuổi thì nguy cơ lại càng cao, làm sao để phòng?

GS.TS Nguyễn Lân Việt (Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam) cho hay: Đột quỵ hoàn toàn có thể phòng ngừa khi thay đổi lối sống và điều trị tích cực. CÓ 5 việc cần làm ngay đẻ phòng, cụ thể:

+ Chế độ ăn uống hợp lý, ăn ít đồ dầu mỡ, ăn ít đường, ít muối…

+ Ăn nhiều rau củ quả tươi để đào thải chất dư thừa rong cơ thể giúp mạch máu lưu thông, giảm tắc nghẽn.

+ Tập thể dục với các bài tập như đi bộ, chạy bộ… để thúc đẩy tuần hoàn máu.

+ Ăn ngủ điều độ, tránh thức khuya.

+ Bỏ rượu bia, thuốc lá.

Đây là những thông tin mà báo chí đã đăng tải, ai cũng nên lưu tâm. Bởi, ngày nay tình trạng đột quỵ đang xảy ra rất nhiều và còn có xu hướng trẻ hóa. Vì thế, ai có dấu hiệu thì nên chú ý đi khám càng sớm càng tốt.