Tắm trước hay gội đầu trước, nhiều người vẫn hay làm sai nên sức khỏe suy giảm, cẩn thận hậu quả khó lường

   

Hầu như chúng ta tắm hàng ngày nhưng nhiều người vẫn không biết nên tắm trước hay gội đầu trước mới đúng?

Chúng ta ngay từ khi chào đời đã được tắm rửa. Hoạt động tắm gội diễn ra hàng ngày hàng tuần. Có người mùa nóng còn tắm vài lần mỗi ngày. Vậy tắm trước hay gội trước hay lần nào tắm cũng gội? Khi nước dội lên đầu tức là sẽ có tác động lên não bộ, hệ thần kinh da tóc còn tắm thì tác động tới hệ tim mạch cơ xương, nội tạng... Nhiều người bị bệnh, đột quỵ tử vong vì tắm sai cách. Do đó bạn phải nhớ:

Tắm trước gội sau

Các bộ môn chăm sóc dưỡng sinh rất cầu kỳ về việc tắm gội. Theo đó nước phải dội chân trước, rồi ngậm nước trong miệng thở sâu vào bụng tránh bị cảm lạnh, vã nước lên ngực, lưng rồi mới bắt đầu dội nước từ cổ xuống. Tắm xong thì mới gội đầu. Đó là cách để báo hiệu cho cơ thể thông tin thay đổi nhiệt độ để cơ thể thích nghi không đột ngột. 

tam-truoc-hay-goi-truoc

Khoa học hiện đại khuyến cáo tương tự đó là nên tắm phần thân từ cổ trước rồi mới gội. Theo TS.BS Wu Li-Fen, Phó trưởng Khoa Phụ sản, Bệnh viện Qianwei (Cát Lâm, Trung Quốc) cho biết, việc tắm gội liên quan tới sức khỏe nên nếu làm đúng cách có tác dụng rất tốt trong việc loại bỏ mệt mỏi, cải thiện giấc ngủ, ngăn ngừa bệnh tật và chăm sóc sức khỏe, làm đẹp và chống lão hóa.  Khi vệ sinh cơ thể, chúng ta nên bắt đầu từ chân tay, để cơ thể kịp thời thích ứng rồi mới tắm vòi sen và cuối cùng là gội đầu để tránh thay đổi nhiệt độ quá đột ngột, ảnh hưởng đến tuần hoàn máu trong não.

Việc tắm không đúng quy trình, dội nước đột ngột từ đầu xuống rất nguy hiểm, nhất là khi tắm về đêm, tắm lúc mới ngủ dậy càng nguy hiểm. Nước dội bất ngờ từ đầu xuống khiến cho tuần hoàn máu kém nên đột quỵ, cảm lạnh. 

Nếu mùa đông lạnh giá, nước nóng dội từ đầu xuống khiến cho mạch máu "sưng lên" vì tiếp xúc nhiệt độ đột ngột có thể vỡ mạch, máu tích tụ đột ngột gây ra bệnh mạch máu não nguy hiểm. 

Thế nên để tắm đúng bạn cần khởi động bằng việc cho nước vào chân trước. Sau đó lấy tay nhấp nước lên ngực, lưng để cơ thể quen. Sau đó dội nước tắm phần thân trước. Cơ thể quen rồi mới gội đầu.  

tam-truoc-hay-goi

Gội đầu nên cho dầu vào tóc hay đỉnh đầu?

Dầu gội dầu xả là sản phẩm quen thuộc nhưng nhiều người dùng vẫn sai. Dầu gội làm sạch da đầu, dầu xả làm mượt tóc. Thế nhưng nhiều người cho dầu gội vào xoa từ ngọn tóc xoa lên đỉnh đầu, vì họ nghĩ dầu gội để làm sạch tóc. Cách làm này khiến cho tóc bị khô vì dầu gội nhiều hóa chất tẩy. Hãy xoa dầu gội lên đầu, gãi massage rồi mới vuốt xuống tóc và dội nước. Còn dầu xả thì chỉ thoa vào thân tóc, không để lên da đầu sẽ làm nhờn da đầu. 

Nhiều người vẫn lẫn lộn cách dùng này nên khiến đầu bết mà tóc lại khô.

Có nên ngày nào cũng gội đầu?

Nhiều người cứ tắm là gội đầu. Tuy nhiên điều này không nên. Gội đầu thường xuyên khiến cho tóc tăng độ khô xơ rối. Vì vậy bạn chỉ nên gội đầu 2-3 ngày một lần.

Lưu ý thêm về việc tắm gội

- Khi đói bụng chớ nên tắm vì có thể gây ra hoa mắt, chóng mặt do tụt đường huyết.

- Khi vừa ăn no cũng không được tắm vì có thể bị chướng bụng, đau dạ dày. Thế nên tốt nhất là bạn tắm sau khi ăn 1-2 giờ.

- Khi cơ thể đang ra nhiều mồ hôi sau tập luyện, lao động nặng, đi nắng về cũng không tắm vì dễ làm nhiễm phong hàn. Cần đợi cơ thể khô mồ hôi và trở về thân nhiệt bình thường mới tắm. 

- Khi đang say bia rượu: Nếu tắm, bạn sẽ làm nặng thêm tình trạng choáng váng, có thể bị đột quỵ.

- Lúc tỉnh dậy vào sáng sớm: Sáng sớm khi vừa tỉnh cơ thể chưa khôi phục chức năng, nên đợi sau 30 phút hãy tắm. 

- Sau 22h đêm không nên tắm vì ảnh hưởng tới hệ tuần hoàn, gây độ tử. 

- Khi cơ thể đang rất mệt mỏi, ốm, sốt cao thì chỉ nên tắm nhanh, lau người. 

cach-tam-goi

Cẩn thận nước tắm

Tráng việc để nước lạnh hoặc nóng quá. Nước lạnh gây bệnh tim mạch cảm lạnh, hại mạch máu. Nước nóng hại da khiến da hư tổn, tóc xơ rối. Nên tắm nước âm ấm vừa phải với nhiệt độ cơ thể. Nhiệt độ nước thích hợp là 38 đến 44 độ C. Ở mức nhiệt này, da và tóc đều được làm sạch mà không mất lớp dầu tự nhiên giúp chúng bảo vệ da và tóc tốt hơn.

Khi tắm cần lưu ý không gian phòng tắm: tránh đóng kín hết cửa trong phòng nhỏ lại tắm lâu thì có thể gây ngạt khí, nhất là với người sức khỏe yếu. Vì thế nên có cửa sổ nhỏ trong phòng tắm. 

Thời gian tắm chỉ nên 7-10 phút gội từ 5-7 phút không nên quá lâu sẽ gây mệt mỏi. Tắm xong nhớ lau người rồi mới đứng trước quạt hoặc vào phòng điều hòa. Nên để tóc khô mới đi ngủ. 

Khi tắm vòi sen nên cho vòi sen chảy nước vài phút rồi mới cho nước vào người để giảm vi khuẩn ở vòi sen. Vòi sen là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn gây bệnh.

Khăn tắm nên được phơi khô sau mỗi lần dùng.