Tổ Tiên căn dặn: 'Nằm không nằm ngửa, ngồi không dạng chân', vì sao lại thế?

   

Đây là câu nói đã có từ rất lâu, tuy nhiên cho tới thời điểm này vẫn còn nguyên giá trị.

Những lời dạy của người xưa cho tới nay vẫn vẹn nguyên giá trị. Một trong số đó phải kể đến một câu nói: “'Nằm không nằm ngửa, ngồi không dạng chân”, hãy tìm hiểu ý nghĩa là gì nhé!

Tại sao không nên nằm ngửa khi ngủ?

“Nằm không nằm ngửa” nghĩa là lúc ngủ không nên nằm ngửa mặt lên trời, trong mắt người xưa đây là một tư thế ngủ rất xấu. Trong “Hoàng đế nội kinh” có chỉ ra rằng chủ mạch ở trên lưng một người, mạch này chạy từ phần dưới cơ thể lên đại não, nếu một người nằm ngửa khi ngủ sẽ áp chế toàn bộ lên các chủ mạch ở phần lưng. Một khi mạch không thông, không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ mà còn có thể sinh bệnh.

Một điều quan trọng hơn, nằm ngửa khi ngủ dễ gây ra chứng tạm ngừng thở, thậm chí nước bọt có thể chảy vào bên trong, dẫn tới thức ăn có thể bị trào ngược và gây nghẹt thở.

12

Vậy tư thế ngủ như thế nào là tốt?

Vào cuối đời Đường, Trần Đoàn lão tổ sống đến 118 tuổi, được người đời xưng tụng là “Thần tiên ngủ”. Ông đã để lại rất nhiều bí quyết dưỡng sinh và trường thọ. Về giấc ngủ, ông cho rằng tư thế tốt nhất là: “Nằm bên phải, nằm xuống với hai chân co lại, tay phải đặt gần tai và cánh tay uốn cong.”

Đạo giáo chú trọng: “Đứng như tùng, ngồi như chuông, đi như gió, nằm như cung”. Trong đó, “nằm như cung” có nghĩa là khi ngủ nên nằm nghiêng, tư thế giống như một cánh cung, không chỉ cơ thể dễ dàng thư giãn mà các mạch trong cơ thể cũng dễ dàng duy trì trạng thái kết nối.

Khoa học hiện đại cũng đã chứng minh điều này. Tư thế ngủ thích hợp nhất là nằm nghiêng. Điều này có thể làm giãn cơ toàn thân, có lợi cho các mô cơ đồng thời xua tan mệt mỏi, hỗ trợ quá trình lọc chất thải và giảm áp lực đối với các cơ quan nội tạng.

Bạn có thể thử phương pháp ngủ được cổ nhân tôn sùng này để xem mình có thể có một giấc ngủ ngon hơn hay không nhé.

Ngồi không dạng chân nghĩa là gì?

Ý nhắc nhở một người ngồi không nên mở rộng hai chân. Cũng theo người xưa, việc ngồi dạng chân rất khó coi và bất lịch sự. Tư thế ngồi như vậy là biểu hiện của người thiếu tu dưỡng. Về sau, câu nói này trở thành quy tắc chung cho cả nam và nữ. Vì lý do này mà dân gian có câu nói vè: “Nam nhân dạng chân trông giống lưu manh; Nữ nhân dạng chân là hành vi khiếm nhã”.

Nhân tướng học chú trọng: “Đi thuộc dương, ngồi thuộc âm, dương chủ động, âm chủ tĩnh”. Tư thế ngồi của một người cho biết tính cách và vận mệnh của người đó.

Ngoài việc ngồi mở rộng chân là không tốt, một số người còn thích rung chân, đây cũng là một thói quen rất xấu. Người xưa nói “rung chân nghèo ba đời”, những người hay rung chân sẽ hao tổn tài vận của bản thân.

Cũng có một số người hoàn toàn không thể ngồi yên, luôn nhìn trái ngó phải, đi tới đi lui, điều này cũng cho thấy lòng họ nóng nảy, khó yên ổn làm việc.

14

Vậy tư thế ngồi như thế nào là tốt nhất?

Đó chính là ngồi ngay thẳng không nhúc nhích, vững vàng như cây thông, không rung chân. Thường yêu cầu thân trên thẳng đứng, đầu ngay ngắn, mắt nhìn thẳng về phía trước hoặc nhìn người đang nói chuyện cùng mình, lưng hơi tựa ghế. Trong trường hợp trang trọng hoặc có người bề trên đang ngồi thì không được ngồi đầy hết ghế, thường chỉ ngồi 2 phần 3 ghế mà thôi. Hai lòng bàn tay hướng xuống dưới, đặt lên đùi, hai chân gập tự nhiên, ống chân vuông góc với nền nhà, hai bàn chân đặt ngang bằng trên mặt nền nhà. Tư thế ngồi này khiến người ta cảm thấy ổn định vững vàng, có thể bình tĩnh giải quyết mọi vấn đề gặp phải, đồng thời cũng thể hiện sự cao quý.

“Nằm không nằm ngửa, ngồi không dạng chân” thể sự khôn ngoan và kinh nghiệm đúc kết của người xưa. Nó không chỉ đề cập đến vấn đề sức khỏe cá nhân, mà còn phản ánh sự tu dưỡng của một người. Nếu ai có thói quen không tốt này thì có thể học hỏi để thay đổi, muốn làm việc lớn thì trước tiên cũng phải bắt đầu từ những việc nhỏ nhặt này.