Tỏi là một loại gia vị quen thuộc trong ẩm thực nước ta và cách chọn tỏi như thế nào tốt cho sức khỏe cũng là điều đáng lưu ý.
Tỏi là một loại gia vị quen thuộc, hầu như không thể thiếu trong các món ăn ngon hằng ngày của các gia đình Việt. Trong tỏi có chứa nhiều giá trị dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe con người. Dưới đây là dấu hiệu bạn nên bỏ qua khi chọn tỏi, bởi chúng hoặc là chúng kém giảm chất lượng hoặc là không để được lâu.
Tép tỏi tách rộng ra khỏi củ
Những củ tỏi có tép tách rộng, xé toạc luôn cả lớp vỏ lụa bao bọc bên ngoài luôn kích thích mắt nhìn của người mua, bởi người ta có thể nhìn thấy những tép tỏi căng mẩy, đồng thời cảm giác rất dễ bóc. Tuy nhiên nếu có ý định mua để lâu ngày, bạn không nên chọn loại này. Chúng đã mất lớp vỏ bảo vệ bên ngoài nên rất dễ bị nấm mốc, oxy hóa hoặc mọc mầm.
Hãy chọn những củ tỏi mà các tép còn liên kết chặt chẽ với nhau và gắn chặt vào thân, có lớp vỏ dày bên ngoài bao bọc. Chúng sẽ hạn chế để tép tỏi tiếp xúc với môi trường độc hại bên ngoài, làm chậm quá trình oxy hóa, vì vậy sẽ để được lâu hơn.
Tép tỏi bị mềm
Khi mua tỏi, việc quan trọng là bạn cần phải tự tay nắn từng tép tỏi. Những tép mà đụng vào là bị ọp ngay thì chắc chắn là tép hỏng. Tuy nhiên nếu bạn nắn mà cảm giác tép tỏi và cả củ tỏi mềm, không được căng, cứng và cầm không chắc tay thì cũng không nên mua nhiều. Loại này để lâu rất nhanh bị mốc, teo tóp lại, làm giảm mạnh chất lượng của tỏi.
Vỏ lụa bên ngoài mềm nhăn nheo
Đây có thể là những loại tỏi được thu hoạch và phơi thủ công. Chúng được phơi không đủ nắng nên chưa khô hoàn toàn, nên vỏ vẫn còn có cảm giác ẩm. Vì còn khá tươi nên loại tỏi này ăn cũng không thơm và khi để lâu chúng sẽ nhanh bị mốc hỏng.
Ngoài ra còn có một nguyên nhân khác là tỏi được thu hoạch không đúng độ tuổi, tỏi còn non và việc phơi phóng, bảo quản không đúng cách khiến tép tỏi không được căng mẩy, vì vậy lớp vỏ lụa bị mềm và nhăn nheo.
Nếu mua loại tỏ này và muốn để lâu, bạn mang ra ngoài phơi thêm vài nắng nữa để tỏi khô hoàn toàn. Sau đó cho vào rổ hoặc túi lưới, đặt nơi thoáng mát để bảo quản.
Ngoài ra, bạn cũng không nên mua tỏi mọc mầm…
Khác với một số loại hạt mọc mầm độc hại thì tỏi mọc mầm ăn vào lại không gây hại sức khoẻ. Thậm chí mầm tỏi lại rất tốt tuy nhiên bạn không nên mua những củ tỏi bị mọc mầm.
Củ tỏi mọc mầm đã bị giảm dinh dưỡng rất nhiều vì còn phải nuôi mầm tỏi. Hơn nữa những củ tỏi mọc mầm kém thơm, ruột to, mềm đi và kém tươi giòn. Ăn những củ này kém thơm, xốp, không giòn, nói chung không ngon bằng những củ tươi ngon.
Tỏi màu quá trắng
Những củ tỏi màu trắng với tép to mẩy thường dễ chiếm được cảm tình của mọi người. Tuy nhiên, đây là những củ tỏi có nguồn gốc Trung Quốc. Đặc điểm của chúng là dễ tách, dễ bóc, nên rất tiện lợi, dễ sử dụng. Tuy nhiên hàm lượng dinh dưỡng trong loại tỏi này thấp hơn nhiều. Chính vì vậy, hương vị của chúng không thơm ngon, đậm đà như tỏi vỏ tím.
Loại tỏi này thường được các nhà hàng, những người nấu ăn với số lượng lớn ưa chuộng vì làm rất nhanh. Tuy nhiên, để sử dụng nấu ăn cho gia đình, bạn hãy khôn ngoan chọn các loại tỏi ta, nhất là tỏi vỏ tím.
Tham khảo cách bảo quản tỏi:
1. Dùng gừng
Lấy một miếng gừng, cắt thành từng lát, dùng gạc bọc lại, cho vào túi tỏ, buộc kín lại để nơi thoáng mát. Gừng có vị cay nồng, có thể diệt khuẩn và ức chế vi khuẩn. Ngoài ra còn có thể khử ẩm và giữ cho tỏi luôn khô ráo, để tỏi dù để một năm cũng không nảy mầm và không bị khô. Thỉnh thoảng hãy kiểm tra gừng, nếu khô quá hãy thay bằng những lát gừng khác.
2. Dùng muối rang
Chuẩn bị khoảng 60 gam muối ăn, sau đó cho muối ăn vào nồi bắt đầu rang cho đến khi muối khô lại và có màu vàng. Lấy muối ra và quấn vào một miếng gạc sạch.
Sau đó cho tỏi vào túi rồi cho gói muối đã rang vào. Khi bảo quản cũng phải vắt hết khí thừa bên trong túi, sau đó buộc miệng túi lại và để nơi thoáng mát.
Phương pháp bảo quản tỏi với muối này cũng có tác dụng hấp thu độ ẩm nhất định và cũng có thể ngăn chặn sự xuất hiện của một số lượng lớn vi khuẩn bên trong, vì vậy nó cũng có thể làm cho tỏi không bị biến chất sau 1 hoặc 2 năm.