Từ bé tăng cân rất chậm, mẹ đưa con trai 1 tuổi đi khám mới biết bị cao huyết áp nguy hiểm

   

Trước giờ mình cứ nghĩ cao huyết áp lầ bệnh chỉ gặp ở người lớn thôi chứ các mẹ. Vậy mà nay mình đọc báo thấy có trường hợp em bé mới 1 tuổi đã bị bệnh này rồi. Đáng lo quá đi thôi, giờ trẻ con nhiều bệnh quá. 

Dưới đây là những thông tin về trường hợp em bé này nha các mẹ.

Mới 1 tuổi đã bị cao huyết áp

Đó là trường hợp của bé M.K (Nghệ An). Thời điểm chào đời, bé K nặng 3kg. Từ khi được 5 tháng đến nay đã 12 tháng mà bé chỉ nặng 6,5kg. Vì không thấy con có biểu hiện gì bất thường nên gia đình cũng không cho đi khám. 

hình ảnh

Bác sĩ phẫu thuật cho em bé. Ảnh: Zing

Cuối tháng 3, bé có bị ho, khò khè kèm sốt từng cơn. Vì thế, gia đình mới đưa con vào viện gần nhà để điều trị. Tuy nhiên, sau đó tình trạng bé nặng lên rất nhanh, khó thở tăng dần nên phải đặt ống nội khí quản và chuyển tuyến trên.

Tại bệnh viện tuyến tỉnh, bé được chẩn đoán bị viêm phế quản phổi, suy tim và theo dõi bệnh tim cơ giãn. Trẻ được cai máy thở sau 15 ngày, chuyển thở oxy và điều trị bằng nhiều loại thuốc. Song, tình trạng tiến triển chậm nên bác sĩ đã chuyển bệnh nhi tới viện Nhi Trung ương để điều trị.

Tại Khoa Nội Tim mạch của viện Nhi Trung ương, các bác sĩ nhận thấy bé bị cao huyết áp và suy tim nên đã tiến hành kiểm tra để tìm ra nguyên nhân. Kết quả siêu âm tim thấy thành tâm thất dày, chụp ảnh cắt lớp phát hiện bé bị hẹp động mạch thận phảm bẩm sinh.

Theo TS. Nguyễn Thu Hương (Trưởng khoa Thận và Lọc máu) cho hay: Bình thường, thận cần được cung cấp đủ máu để đảm bảo chức năng lọc bỏ chất thải, chất lỏng dư thừa cũng như điều hòa huyết áp. Khi các động mạch thận bị hẹp thì sẽ gây thiếu hụt máu giàu oxy đi đến thận. Lúc này, huyết áp tăng lên trên toàn bộ cơ thể và gây tổn thương nhu mô thận. Nếu không được điều trị kịp thời, thận phải của bé K có nguy cơ hỏng hoàn toàn. 

Do đó, các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn và quyết định ghép thận tự thân để bảo tồn thận phải cho bệnh nhi. Ths. Lê Anh Dũng - người trực tiếp ghép thận cho bé K nói: Ghép thận tự thân là phương pháp ghép thận cùng một cơ thể, lấy thận của người bệnh để ghép lại cho chính họ. 

Thận sẽ được lấy ra khỏi cơ thể để sửa lại các bất thường mạch máu. Sau đó, ghép lại mạch máu và niệu quả. 

Sau phẫu thuật, bệnh nhi được chăm sóc đặc biệt trong phòng vô khuẩn. Hiện, bé đã được xuất viện.

hình ảnh

Bé K được bác sĩ kiểm tra. Ảnh: Zing

BS cảnh báo: Trẻ bị tăng huyết áp đang có xu hướng tăng lên

Tăng huyết áp ở trẻ em có thể phát sinh từ một số yếu tố nguy cơ hoặc một đứa trẻ có thể bị tăng huyết áp thứ phát là kết quả của tình trạng sức khỏe tiềm ẩn như bệnh thận, dị tật tim hoặc rối loạn giấc ngủ.

BSCKI Vũ Năng Phúc (Trưởng khoa Tim bẩm sinh, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM) cho hay: Tỷ lệ tăng huyết áp ở trẻ em hiện nay ngày một gia tăng và có nguy cơ kéo dài tới tuổi trưởng thành. Nguyên nhân là sự gia tăng số trẻ bị thừa cân béo phì.

Hầu hế, các trường hợp trẻ bị cao huyết áp đều không có triệu chứng và hầu hết các bậc cha mẹ đều nghĩ bệnh chỉ xuất hiện ở tuổi trưởng thành. Vì vậy, cha mẹ thường có tâm lý chủ quan, ít quan tâm tới vấn đề tăng huyết áp ở trẻ. Do đó, cha mẹ chỉ đưa con đi khám khi có triệu chứng tim đập nhanh, suy giảm thị lực, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, vã mồ hôi...

Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo: Tất cả trẻ em 3 tuổi đều phải được kiểm tra huyết áp mỗi năm ở các cơ sở y tế. Với bé sinh non, cân nặng dưới 2,5kg, có bệnh thận, tim bẩm sinh thì phải được kiểm tra huyết áp sớm hơn từ lúc sinh. Với trẻ dưới 3 tuổi, nếu có tiền căn sinh non dưới 32 tuần, cân nặng lúc sinh dưới 2,5kg và bị bệnh tim bẩm sinh, bệnh lý ở thận... thì cần được kiểm tra huyết áp hàng năm.