Nếu có những tín hiệu này xảy ra vào ban đêm, bạn nên đề phòng rằng bản thân đã mắc bệnh K từ khi nào mà không biết.
Tế bào K có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trong cơ thể, chúng sinh sôi, di căn sang các bộ phận khác – đây cũng chính là nguyên nhân gây tử vong ở 90% bệnh nhân K.
Có bao giờ bạn nghĩ rằng, khi đêm đến và chúng ta chìm vào giấc ngủ, các tế bào K sẽ càng có cơ hội để di căn mạnh hơn?
Một nghiên cứu mới được công bố ngày 22 tháng 6 trên tạp chí Nature nhằm mục đích khám phá thời điểm tế bào K có nhiều khả năng di căn hơn.
Để tìm ra nồng độ của các tế bào K đang lưu thông trong cơ thể người khi thức và ngủ, các nhà nghiên cứu đã thu thập mẫu máu của 30 phụ nữ bị K vú. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tế bào K phát triển nhiều hơn 78,3% trong thời gian nghỉ ngơi vào ban đêm.
Đồng thời, các phát hiện mới cũng cho thấy rằng tế bào K rất dễ bị di căn khi chúng phát triển vào ban đêm.
Giáo sư Chen Xiaobing (Hiệp hội Bệnh viện Nghiên cứu Hà Nam và Bệnh viện K Hà Nam) cho biết rất nhiều bệnh nhân mắc K đều có tình trạng thiếu ngủ. Ban đêm chính là thời điểm rất tốt để kiểm tra xem bản thân có mắc K hay không.
Nếu có những tín hiệu này xảy ra vào ban đêm, bạn nên đề phòng rằng bản thân đã mắc bệnh K từ khi nào mà không biết.
Đêm nào đi ngủ cũng thấy 3 dấu hiệu này thì cẩn thận tế bào K đang được “nuôi lớn”
1. Tỉnh giấc vì đau giữa đêm
Nếu bạn thường xuyên cảm thấy đau dữ dội khi đang ngủ vào ban đêm, hãy cảnh giác rằng K có thể đang hoạt động.
Cơn đau thông thường sẽ thuyên giảm nếu được nghỉ ngơi. Tuy nhiên đau do K vô cùng nghiêm trọng, nó thường gây đau đớn kinh khủng vào ban đêm, dai dẳng, kéo dài. Vì thế nếu đêm nào bạn cũng bị tỉnh giấc vì lý do này thì nên nhanh chóng đến bệnh viện khám sức khỏe.
2. Sốt giữa đêm
Bệnh bạch cầu, K hạch và các bệnh K khác đều có thể gây ra triệu chứng sốt hay còn gọi là sốt K. Một trong những đặc điểm dễ nhận biết của triệu chứng này là sốt về chiều và đêm muộn; ít khi sốt vào buổi sáng. Nhiệt độ trong khoảng 37,3 đến 38 độ.
Tỷ lệ mắc và tử vong do K luôn ở mức cao, nguyên nhân chủ yếu là do con người chủ quan trong việc khám sức khỏe, dẫn đến việc bỏ qua giai đoạn đầu chữa bệnh.
3. Đổ mồ hôi vào ban đêm
Hou Shuling – trưởng khoa K bạch huyết, Học viện Khoa học Y tế Sơn Tây, Trung Quốc cho hay: Đổ mồ hôi ban đêm có thể là dấu hiệu của một số bệnh K, chẳng hạn như K hạch. Ngoài ra, bệnh còn đi kèm theo các triệu chứng khác như sụt cân và sốt.
Tất nhiên, những triệu chứng này không hẳn là do K, nhưng nó cũng nhắc nhở chúng ta phải cảnh giác, tốt nhất nên đến bệnh viện để khám kịp thời.
Tỷ lệ mắc và tử vong do K luôn ở mức cao, nguyên nhân chủ yếu là do con người chủ quan trong việc khám sức khỏe, dẫn đến việc bỏ qua giai đoạn đầu chữa bệnh.
Đôi khi, cảm giác của chúng ta vô cùng chính xác, nếu bạn cảm nhận thấy mình ngủ không ngon, hay bị thức giấc giữa đêm, cân nặng sụt giảm nghiêm trọng, dễ bị chảy máu ở răng, mũi, thường xuyên sốt không rõ lý do… thì cần phải nâng cao ý thức phòng chống và phát hiện sớm K. Đừng để đến khi muốn chăm sóc sức khỏe thì cũng chẳng còn cơ hội.